DirectAdmin là phần mềm đang rất phổ biến và thông dụng trong thiết kế website được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng hiện nay. Trên thực tế, không phải người dùng nào cũng có thể hiểu rõ DirectAdmin là gì? cũng như làm thế nào để sử dụng phần mềm này một cách hiệu quả nhất.
Để giải quyết những vấn đề này cho những ai đang và sẽ sử dụng DirectAdmin, AZSEO sẽ trả lời những câu hỏi cụ thể nhất về DirectAdmin để các bạn đều có thể nắm được.
Nội Dung Bài Viết
DirectAdmin là gì? Cấu hình tối thiểu cần có
DirectAdmin được viết tắt là DA. Đây thực chất là một phần mềm hệ thống được xây dựng dựa trên hệ điều hành Linux. DirectAdmin ra đời để giúp quản trị các máy chủ có lưu trữ Share hosting. DirectAdmin có giao diện trực quan và rất dễ sử dụng, chúng ta có thể sử dụng DirectAdmin thông qua các trình duyệt web.
DirectAdmin được người dùng đánh giá là hệ thống có sự ổn định và rất dễ quản lý. Cũng giống như phần mềm cPanel, nó có thể hoạt động rất tốt trong hệ điều hành Linux và tất cả những bản phân phối chính của nó như: Debian, Red Hat, Cloud Linux, CentOS…Những hệ điều hành dựa trên Windows sẽ không được hỗ trợ sử dụng DirectAdmin .
Cấu hình để sử dụng DirectAdmin tối thiểu cần có được là:
- Ổ cứng có dung lượng tối thiểu 2GB.
- Bộ nhớ có dung lượng tối thiểu 1GB.
- Bổ xử lý có tần số 500MHz.
Những tính năng của DirectAdmin
Sau khi đã tìm hiểu xong về DirectAdmin là gì? Chúng ta sẽ tiếp tục khám phá những tính năng mà nó mang lại.
Đối với admin:
- Nó hỗ trợ cho admin trong việc thay đổi và tạo mới các tài khoản đại lý và quản lý một cách dễ dàng, nhanh chóng.
- Ngoài ra nó còn giúp admin sắp xếp, xem và thay đổi các thông tin cá nhân của người dùng.
- DirectAdmin còn giúp admin thực hiện sửa chữa, xóa và xây dựng những bản ghi DNS ở trên hệ thống.
- Nó cài đặt và đưa ra những quy định về địa chỉ IP trên máy chủ cho admin.
- Cuối cùng, nó thống kê các số liệu cũng như trạng thái hoạt động của hệ thống và đưa ra các thông tin về tài nguyên đã được sử dụng.
Đối với đại lý:
- DirectAdmin giúp cài đặt và đưa ra những quy định về mục đích sử dụng IP cho người dùng và máy chủ.
- Hỗ trợ trong việc thay đổi, xóa và tạo mới tài khoản một cách dễ dàng.
- Tạo ra gói tài nguyên cho khách hàng một cách tự động.
- Các đại lý có thể thống kê, sắp xếp các thông tin về tài nguyên sử dụng của khách hàng bằng cách sử dụng DirectAdmin.
- DirectAdmin có thể truy cập ngay tới các thông tin có liên quan đến trạng thái và hoạt động của nhiều dịch vụ trên máy chủ.
- DirectAdmin còn giúp cho các đại lý tạo được thông tin về máy chủ cho khách hàng.
Đối với người dùng:
- DirectAdmin giúp người dùng có thể tạo, xóa cũng như thay đổi các tên miền phụ và tài khoản FTP. Ngoài ra còn có các quy định về đăng nhập nặc danh.
- Giúp người dùng có thể thay đổi các bản ghi MX, NS, DNS, PTR, A.
- DirectAdmin còn có tính năng giúp cho người dùng tạo lập email, tự động trả lời và từ chối các email khác, lọc webmail và bản ghi MX và xác thực SMTP.
- Với các trang web được tạo bởi MS Frontpage, DirectAdmin sẽ giúp người dùng tối ưu hóa việc sử dụng chúng.
- Giúp đổi tên, xóa, thay đổi quyền truy cập. Bên cạnh đó nó còn có các tính năng khác như: sao lưu, di chuyển, quản lý, tạo và sửa file.
- Tính năng tiếp theo của DirectAdmin đối với người dùng là giúp tạo ra những bản sao của trang web một cách đầy đủ và chuẩn xác, người dùng có thể khôi phục lại các trang web từ bản sao lưu này.
Hướng dẫn sử dụng DirectAdmin chi tiết hiệu quả
Bên cạnh những thông tin về DirectAdmin là gì? Dưới đây là hướng dẫn của AZSEO về cách sử dụng phần mềm DirectAdmin, giúp cho các bạn có thể dễ dàng sử dụng nó.
Các cấp độ user trong DirectAdmin
- User: Cấp độ này có quyền hạn thấp nhất trong các cấp độ user của DirectAdmin. Mỗi một user sẽ được tạo thành từ reseller hoặc admin. Mỗi user sẽ chỉ có quyền thay đổi các thông tin trong tài khoản của mình.
- Reseller: Đây là cấp độ cao thứ hai trong nhóm. Nó chỉ có quyền quản trị cũng như thay đổi các cấu hình của nhóm user mà do chính nó tạo ra.
- Administrator: Đây chính là cấp độ user cao nhất trong các cấp độ của DirectAdmin. Nó có toàn bộ quyền để thay đổi và chỉnh sửa cấu hình trong toàn bộ hệ thống. Nó cũng tạo ra Reseller và user.
Cách đăng nhập DirectAdmin
Để đăng nhập DirectAdmin thành công, bạn cần tạo một tài khoản hosting. Sau khi tạo xong tài khoản thì sẽ có email gửi toàn bộ thông tin bao gồm đường link truy cập vào trang quản lý của DirectAdmin. Trong này còn có cả username và mật khẩu để các bạn truy cập.
Nếu các bạn đã có tài khoản hosting từ trước thì chỉ việc chèn thêm 2222 vào cuối tên miền hoặc IP ở máy chủ của bạn.
Giao diện Directadmin
Khi các bạn đã đăng nhập thành công vào DirectAdmin, các bạn sẽ thấy giao diện hiện của nó hiện ra.
Những chức năng nổi bật của DirectAdmin
Với những chức năng nổi bật sau đây đã giúp cho DirectAdmin được người dùng yêu thích:
- Giúp người dùng có thể quản lý, hỗ trợ khách hàng và người dùng một cách đơn giản.
- Nó cho phép các tài khoản của Directadmin được xác thực bằng cả hai yếu tố là mã xác nhận trên điện thoại thông minh.
- Với thiết kế độc đáo, các giao diện của DirectAdmin đều có thể thay đổi một cách dễ dàng thông qua thanh menu.
- Tự động khởi động lại hệ thống khi gặp lỗi.
- Giúp Directadmin mở rộng thêm các chức năng.
Cách tạo Database trong DirectAdmin
Người dùng bấm chuột vào Database task và điền đầy đủ những thông tin sau:
- Username: Không được vượt quá 16 ký tự.
- Mật khẩu để đăng nhập.
- Tên của Database: không dài quá 16 ký tự.
Khi đã nhập đầy đủ thông tin chúng ta xác nhận và chọn random, sau đó nhấn chọn creat và save thông tin lại. Như vậy là xong.
Hướng dẫn cài đặt WordPress với DirectAdmin
- Bước 1: Các bạn tạo một MySQL cho WordPress.
- Bước 2: Tải các source code lên trên tài khoản hosting.
- Bước 3: Tiến hành giải nén tất cả source code.
- Bước 4: Kết nối MySQL với các source code.
- Bước 5: Trỏ domain về IP.
- Bước 6: Truy cập vào trình duyệt và điền đầy đủ các thông tin đăng nhập.
Những ưu điểm và nhược điểm của DirectAdmin
Ưu điểm của DirectAdmin
- DirectAdmin có chi phí rẻ phù hợp với các đối tượng người dùng. Số tiền mà các bạn bỏ ra để mua bản quyền cho phần mềm DirectAdmin rất phải chăng, rẻ hơn rất nhiều so với cPanel. Thậm chí chúng ta có thể mua bản quyền này vĩnh viễn, nó cũng không phân biệt đối với các máy chủ ảo hóa và các máy chủ riêng.
- DirectAdmin tốn rất ít tài nguyên server và có tốc độ hoạt động nhanh. Có nhiều người sau khi đã trải nghiệm sử dụng xong DirectAdmin đều đánh giá đây là phần mềm hoạt động hiệu quả mà tốn rất ít các tài nguyên của hệ thống.
- Mọi thao tác trong DirectAdmin đều rất dễ dàng. Mỗi một thiết kế của nó đều gồm có 3 cấp độ, cho phép người dùng có thể chuyển đổi một cách dễ dàng giữa các cấp độ chỉ bằng một lần đăng nhập duy nhất.
- Có thể tự động phục hồi sự cố: DirectAdmin cũng được đánh giá cao về khả năng hoạt động ổn định trong một thời gian dài. Nếu có lỗi xảy ra, nó hoàn toàn có thể tự động phục hồi bằng cách khởi động lại.
Nhược điểm của DirectAdmin
- Hạn chế lớn nhất của DirectAdmin đối với người dùng là nó không hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt.
- Các tính năng của DirectAdmin chưa đầy đủ bằng cPanel và những phần mềm khác.
- Vì nó không tương thích với font chữ unicode nên khiến người dùng gặp rất nhiều khó khăn khi sửa file mà trong đó sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
So sánh cPanel và DirectAdmin
- Cấu hình của DirectAdmin là 256MB trong khi của cPanel là 512MB.
- Mặc dù cả hai phần mềm đều hỗ trợ backup tự động nhưng khả năng phục hồi dữ liệu của DirectAdmin tốt hơn so với cPanel.
- Người dùng có thể thêm nhiều tên miền ở cấu hình mặc định của DirectAdmin kể cả khi sử dụng DNS trung gian. Trong khi ở cPanel thì phải đề nghị root hoặc có quyền root thì mới thêm được.
- Độ tin cậy của DirectAdmin cao hơn cPanel vì trong quá trình tiếp cận với máy chủ, DirectAdmin được cấp các quyền để quản trị end – user và quản trị root.
AZSEO đã giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về DirectAdmin là gì? các công dụng và chức năng của nó một cách chi tiết. Nếu các bạn có bất cứ vấn đề nào còn thắc mắc về DirectAdmin, hãy liên hệ với AZSEO qua số điện thoại: 0902446660 để chúng tôi có thể trả lời cho các bạn nhé!