Slug là gì? 5 cách tối ưu slug hiệu quả nhất để giúp website phát triển tốt nhất

Trong cộng đồng SEO Website, cụm từ “slug” thường xuyên được đưa ra sử dụng để thảo luận về cách tối ưu chúng một cách nhanh chóng và chính xác. Mặc dù slug được đánh giá là khái niệm cơ bản, nhưng vẫn rất nhiều người còn khá mông lung về cụm từ này. Trong bài viết này, Azeo sẽ giải thích cho bạn slug là gì cũng như những vấn đề liên quan đến cách tối ưu slug.

1. Slug là gì?

Chúng ta bắt gặp slug trong mọi ngóc ngách trên internet nhưng lại không nhận ra đó chính là slug. Vậy slug là gì? Đó chính là một thành phần của URL, có vị trí nằm ngay sau tên miền và được ngăn cách bởi dấu gạch chéo (/).

Slug có nhiệm vụ chính là giúp tạo ra các kết nối từ công cụ tìm kiếm đến với các nội dung trên trang web của bạn. Tại mỗi trang web, mỗi slug sẽ chỉ tương ứng với một trang duy nhất.

slug-la-gi
Slug là gì?

2. Tầm quan trọng của slug là gì?

Các SEOer rất chú trọng và việc đặt slug để chúng không được quá dài và phải tối ưu. Vậy tầm quan trọng của slug là gì?

2.1 Là yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của trang

Là một phần quan trọng của URL nên không hề khó để hiểu rằng slug chính là một trong những yếu tố được Google dùng để đánh giá và xếp hạng các trang. Google sẽ nắm được nội dung mà trang đang hướng đến thông qua slug. Đó là lý do các SEOer thường dùng slug theo cụm từ khoá chính.

2.2 Giúp định hướng nội dung cho khách hàng

Không chỉ riêng có Google mà ngay cả khách hàng cũng muốn biết và cần biết nội dung trang mà họ chuẩn bị được xem là gì? 

Một ví dụ đơn giản là slug của bạn là slug-la-gi, thay vì nội dung bên trong giải thích slug là gì thì nội dung lại nói về cách marketing hiệu quả trên website. Khả năng cao là khách hàng sẽ thoát trang ngay lập tức vì họ cảm thấy đang bị lừa gạt, trang của bạn “nói một đằng làm một nẻo”.

Bên cạnh đó, có trường hợp slug lại hiển thị dưới dạng /?p=501-URL… rất dài dòng và bao gồm nhiều ký tự lạ. Chính điều này đã vô tình gây ra sự nghi ngờ cho khách hàng về trang web mà họ đang truy cập, cũng như sự chuyên nghiệp của các thương hiệu quản lý của những trang này.

Chính vì những lý do trên mà việc tối ưu slug trở thành công việc tất yếu mà SEOer cần phải làm để tạo ra những URL không chỉ thân thiện với công cụ tìm kiếm và cho cả người sử dụng.

tam-quan-trong-cua-slug
Tầm quan trọng của slug không thể bỏ qua

3. Cách tối ưu slug là gì?

Sau khi hiểu được slug là gì cũng như tầm trang trọng của chúng trong SEO, bạn cần kiểm tra và tối ưu lại slug của mình theo những gợi ý dưới đây:

3.1 Ưu tiên sử dụng cụm từ khoá chính đặt làm slug

Từ khoá là trung gian cực kỳ quan trọng, giúp Google đánh giá và xếp hạng trang web của bạn giữa hàng triệu trang web khác. Do đó, để tối ưu URL, bạn hãy ưu tiên dùng từ khóa chính trong slug của bạn. Hơn thế nữa, bạn cũng cần rút gọn slug để sao cho nhìn tổng quan, URL của bạn gọn gàng và tối ưu nhất có thể.

3.2 Không nên xuất hiện các yếu tố không cần thiết

Bên cạnh việc nên sử dụng từ khóa chính trong slug thì việc loại bỏ những yếu tố phụ cũng là điều mà các SEOer rất nên xem xét trong quá trình tối ưu slug của mình. Các thành phần không đem lại giá trị sẽ khiến slug của bạn thêm dài dòng và kém thân thiện với người sử dụng.

Bạn có thể loại bỏ trong slug của mình những từ nối không mang tính chất bổ sung nội dung như là: và, nếu, là, của, hoặc, bạn, những,…

3.3 Không sử dụng các ký tự đặc biệt

Lỗi sử dụng các ký tự đặc biệt thường gặp ở những người mới làm content hoặc không có kinh nghiệm trong SEO. Hãy nhớ rằng không phải cứ sử dụng Caps lock là sẽ được Google chú ý và đánh giá cao hơn. Điều này chỉ có hại là khiến slug của bạn trong lạc lõng hơn mà thôi.

Ví dụ, nếu slug của bạn đặt là https://www.abc.com/May-Lam-Toc-Gia-Re thì sẽ gây rắc rối cho máy chủ. Thay vào đó, bạn hãy đặt slug bình thường như dạng https://www.abc.com/may-lam-toc-gia-re hoặc https://www.abc.com.May-lam-toc-gia-re, như vậy sẽ tối ưu hơn rất nhiều.

3.4 Sử dụng chuyển hướng 301

Đối với việc tối ưu slug thì sẽ khó tránh khỏi việc chỉnh sửa, thêm bớt sao cho slug chuẩn SEO nhất có thể. Và mỗi lần thay đổi thì các URL cũ mà bạn đã gắn ở các nơi sẽ bị mất kết nối.

Để đảm bảo cho các link cũ của bạn vẫn hoạt động bình thường, không bị gián đoạn, bạn có thể thử dùng chuyển hướng 301 từ URL cũ sang URL mới. Khi đó khách hàng click vào link sẽ không bị gián đoạn trải nghiệm, được đảm bảo kết nối cũng như traffic, tạo sự hài lòng cho người sử dụng.

chuyen-huong-301
Sử dụng chuyển hướng 301

3.5 Hãy ngăn cách các từ bằng dấu gạch ngang

Trong trường hợp slug của bạn sát vào nhau dạng như https://www.abc.com/maylam tocgiare  thì sẽ bị đánh giá là không chuẩn SEO và người dùng cũng sẽ không thể hiểu nội dung mình sắp đọc về chủ đề gì.

Luôn đảm bảo rằng các ký tự trong slug của bạn sẽ luôn luôn được ngăn cách nhau bằng dấu gạch ngang (-). Bằng cách này, URL và slug của bạn sẽ được Google đánh giá cao và thân thiện hơn với người dùng rất nhiều.

Tóm tại, trong quá trình quản trị website cũng như là SEO, bạn cần phải nắm rõ khái niệm slug là gì cũng như cách tối ưu slug. Việc đảm bảo trang web hoàn chỉnh ngay từ URL sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả công việc.