Thẻ Meta là gì? Lưu ý khi viết thẻ Meta Description bạn cần biết

Hiện nay có rất nhiều người không biết đến thẻ Meta là gì? Cách viết thẻ meta như thế nào chuẩn nhất? Do đó, Azseo đã tổng hợp thông tin trong bài viết dưới đây để bạn đọc có được lí giải cho những câu hỏi trên. Cùng theo dõi để biết thêm chi tiết nhé!

the-meta-la-gi

Giới thiệu tổng quan về thẻ meta là gì?

Thẻ meta là loại có chứa các thông tin liên quan đến trang web giúp người sử dụng dễ dàng tìm được những website này từ các công cụ tìm kiếm. Trong một trang web thông thường sẽ chứa nhiều phần tử meta với các thuộc tính khác nhau.

Từ đó để các công cụ tìm kiếm có thể đọc được thông tin và hiểu trang web nói về vấn đề gì. Sau đó sẽ xếp hạng khả năng tìm kiếm cũng như hiển thị trích đoạn trong kết quả. Điều này sẽ giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận với trang web đó. 

Bạn đã biết: Những công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa tốt nhất hiện nay là những cái tên nào chưa?

the-meta-tag

Hướng dẫn cách viết Meta Description cực chuẩn

Một trong những thẻ đóng vai trò quan trọng trong các trang web chính là Meta Description. Trong thẻ này có chứa nội dung tóm tắt về những thông điệp mà website muốn gửi đến người dùng.

Bên cạnh đó, thẻ này giúp công cụ tìm kiếm định hướng và xếp hạng mang đến những giá trị tốt nhất cho người dùng. Vì vậy, thẻ meta được chú trọng khi xây dựng trang web. Cách viết thẻ meta Description cụ thể như sau: 

Xác định độ dài thẻ description tối ưu đối với công cụ tìm kiếm

Tiêu chuẩn cụ thể về độ dài dành cho thẻ Meta Description là 140-160 ký tự. Trường hợp bạn viết thẻ mô tả dài hơn thì phần kí tự sau không được hiển thị mà chuyển thành dấu “…”

Vì vậy sẽ khiến thẻ mô tả không hiển thị đầy đủ thông tin dẫn đến việc truyền đạt không hết nội dung cho người đọc. Tuy nhiên bạn viết thẻ meta quá ngắn lại khiến cho nội dung bị thiếu làm cho người đọc không hiểu. Do đó bạn hãy tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn của Google để được đánh giá cao và cung cấp đủ thông tin đến người đọc. 

the-meta-tag-la-gi

Keyword phải nằm trong thẻ mô tả description

Từ khóa phải nằm trong thẻ mô tả thì google mới nhận biết được trang web nói đến nội dung gì. Nếu người dùng tìm kiếm từ khóa thì nó sẽ được in đậm trong thẻ mô tả trên trang kết quả tìm kiếm của google.

Đây chính là một yếu tố giúp người đọc biết được bài viết có đang đề cập đến nội dung mà họ muốn tìm hay không? Nhiệm vụ của thẻ mô tả không những phải chứa từ khóa mà còn cần làm tốt chức năng quảng cáo và thu hút người dùng.

meta-teg-description-i-keywords

Nguyên nhân là do khi tìm kiếm người dùng sẽ thấy có rất nhiều kết quả khác nhau. Nhưng nếu bạn nằm trong trang đầu sẽ có cơ hội được người dùng đọc nhiều hơn. Để làm được điều này bạn cần viết thẻ Meta Description chuẩn SEO và hấp dẫn. 

Trong thẻ meta description không chứa ký tự đặc biệt

Nếu trong thẻ meta description có chứa kí tự đặc biệt sẽ bị google cắt ngay đoạn đó. Do đó bạn hãy lưu ý không cho các ký tự ngoài bảng chữ cái và chữ số vào thẻ mô tả. Bởi vì thẻ meta description sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm và là nội dung đầu tiên mà người đọc sẽ tiếp cận ngay sau chủ đề.

Thẻ Meta description là yếu tố quyết định 20% thành công việc SEO Website của bạn. Ngoài ra bạn cần cung cấp nội dung chất lượng tốt nhất để mang đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị. 

Meta-Description

 Thiết lập thẻ meta description unique

Thẻ meta description của mỗi trang và mỗi bài viết trên Website phải có sự khác biệt để thể hiện nội dung của trang đó. Vì vậy thẻ mô tả của bạn phải hướng đến người dùng chứ không phải công cụ tìm kiếm. 

Câu chữ ngắn gọn, hấp dẫn, tích cực

Khi bạn viết thẻ meta description sẽ giúp việc SEO thu hút khách hàng. Do đó hãy biến những câu văn này trở thành lời mời thân thiện, tích cực và dễ hiểu nhất. Đặc biệt trong thẻ meta cần có tính thuyết phục và sự chọn lọc kỹ càng. 

Sử dụng thẻ meta description làm nổi bật lên bản sắc thương hiệu

Meta description là một hình thức marketing tối ưu để khẳng định lại đặc tính riêng biệt hoặc lời cam kết thương hiệu muốn xây dựng. Do đó bạn hãy tạo một thẻ meta description thật chuyên nghiệp và gây được thiện cảm với người dùng. 

Gắn lời kêu gọi hành động

Bạn có thể dùng các cụm từ như: nhận ngay, xem thêm, dùng thử miễn phí…. vào đoạn mô tả sẽ góp phần thu hút người dùng. Cùng với giọng văn tích cực bạn sẽ tạo được ấn tượng khiến người dùng click xem nhiều hơn. 

Đừng quên, dịch vụ thiết kế web tại HCM của Azseo sẽ giúp bạn tối ưu tốt nhất cho website nhé.!

meta-des

Thể hiện thông số kỹ thuật

Trường hợp bạn đang bán một sản phẩm dành cho người am hiểu công nghệ. Lúc này hãy tập trung và hiển thị thông số kỹ thuật. Cụ thể là: giá sản phẩm, module, nhà sản xuất

Dấu ngoặc kép không được dùng trong thẻ meta

Nếu trong thẻ meta của bạn có chứa dấu ngoặc kép thì google sẽ cắt bỏ. Do đó để hạn chế điều này bạn nên xóa tất cả các kí tự không thuộc bảng chữ cái và chữ số ra khỏi meta description. Trường hợp bắt buộc phải dùng dấu ngoặc kép thì hãy sử dụng HTML để thay thế. 

Bạn hãy cân nhắc sử dụng rich snippets

Hiện nay nhiều website đang sử dụng rich snippets khá phổ biến. rich snippets được biết đến chính là đoạn thông tin hiển thị dưới dạng hình ảnh, xếp hạng đánh giá.

Do đó bạn hãy tham khảo các loại Schema Markup để hiển thị đẹp hơn. Đồng thời Schema Markup sẽ giúp cho website nổi bật và người dùng có nhiều trải nghiệm thực tế thú vị hơn. 

Chúng tôi đã giải đáp cho bạn về thẻ Meta là gì? Những lưu ý khi viết thẻ Meta Description cực chuẩn 2021 trong bài viết trên. Từ đó bạn có thể tham khảo và áp dụng để tạo nên được một thẻ Meta Description hấp dẫn và lôi cuốn người xem.