Chiến lược marketing 4P đã hình thành và phát triển qua nhiều năm. Hiện nay trên thế giới các thương hiệu lớn vẫn đang áp dụng chiến lược này. Hầu hết họ đều mang về cho mình những thành công nhất định. Vậy 4P trong marketing là gì? Chiến lược 4P marketing của Starbucks có gì đặc biệt đáng quan tâm? Cùng theo dõi bài viết sau được Azseo tổng hợp để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé.
Đừng quên dịch vụ SEO website tại HCM của Azseo giúp đưa sản phẩm, dịch vụ lên TOP google nhanh chóng và bền vững.
Nội Dung Bài Viết
4P trong marketing là gì?
4P trong marketing còn được biết đến với cái tên khác là marketing hỗn hợp. Thuật ngữ do Neil Borden đặt ra vào năm 1953. Mô hình này thường được các công ty, doanh nghiệp ứng dụng làm công cụ tiếp thị. Nhờ đó có thể nâng cao doanh số và hướng đến trọng tâm tiếp thị trên thị trường. Các yếu tố cơ bản cấu thành nên mô hình 4P marketing gồm:
- Product (Sản phẩm): Sản phẩm bán ra là gì?
- Price (Giá): Giá thành bán ra sản phẩm là bao nhiêu?
- Place (Địa điểm): Khách hàng có thể mua sản phẩm tại địa chỉ nào?
- Promotion (Quảng bá): Cách để khách hàng tìm thấy sản phẩm.
Phân tích chiến lược 4P trong chiến lược marketing của Starbucks
Tổng quan về Starbucks
Hiện nay, logo cô tiên xanh của Starbucks đang gây ấn tượng mạnh mẽ với người dùng và phủ sóng trên toàn thế giới. Chuỗi quán cà phê này được thành lập từ năm 1971 tại Mỹ. Trải qua nhiều năm phát triển trên thị trường, Starbucks đã sở hữu 17 nghìn cửa hàng trên 50 quốc gia. Ở Việt Nam cửa hàng đầu tiên được mở ra tại ngã sáu Phù Đổng, Q.1, TP.HCM vào năm 2013.
Ở các nước phát triển, Starbucks được xem như một loại cà phê thông dụng hàng ngày. Tuy nhiên tại thị trường Việt nó lại trở thành thức uống sang chảnh với mức giá dao động khoảng 100.000 – 150.000 đồng. Bởi vậy cô tiên xanh sẽ phù hợp với những khách hàng tầm trung, cao cấp với mức thu nhập ổn định. Ngoài ra hãng này còn cung cấp đa dạng các loại đồ uống, mang về doanh thu khủng mỗi năm.
Sản phẩm (Product) – 4P trong marketing
Sản phẩm chính là giá trị cốt lõi mà Starbucks hướng đến. Theo đó, hãng đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về từng loại hạt cà phê, đổi mới hương vị để phục vụ nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm đến thị trường của từng quốc gia để áp dụng chiến lược ra mắt sản phẩm thích hợp. Hiện nay các loại cà phê mà Starbucks cung cấp được chia thành các tiêu chí khác nhau như:
- Loại hạt cà phê: Cà phê nguyên hạt, rang xay.
- Độ rang: Rang sơ qua, rang vừa, rang kỹ.
- Độ caffeine: Cà phê thường, cà phê decaf.
- Mùi vị: Cà phê có vị hoặc không vị.
Trong quá trình nghiên cứu và phát triển thị trường, Starbucks cũng đã cho ra mắt đa dạng dòng sản phẩm khác. Chúng ta có thể kể đến như trà hoa quả, sản phẩm theo mùa, sản phẩm có giới hạn… Nhờ đó những khách hàng không yêu thích cà phê vẫn có cơ hội trải nghiệm không gian starbucks.
Giá cả (Price) – 4P trong marketing
So với các sản phẩm thông thường, đồ uống của Starbucks có mức giá cao hơn. Tuy nhiên vẫn có nhiều người dùng trung thành sử dụng. Bởi nó đảm bảo chất lượng cao và trải qua quá trình sản xuất, kiểm định nghiêm ngặt.
Không những thế, hãng còn áp dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: chỉ với 1$ khách hàng có ngay một cốc cà phê và không giới hạn số lần tiếp cà phê. Starbucks đưa ra chiến lược giá đánh vào xu hướng hành vi người tiêu dùng. Họ cho rằng sản phẩm nào đắt tiền sẽ có giá trị cao hơn.
Phân phối (Place) – 4P trong marketing
Chiến lược 4P trong marketing đưa ra tầm nhìn là xây dựng mối quan hệ với khách hàng và cá nhân hóa khách hàng. Họ sẽ phân phối sản phẩm của mình ở các cửa hàng trực tuyến, thông qua ứng dụng và nhiều nhà bán lẻ khác. Sản phẩm của hãng hiện đang có mặt tại khoảng 40.000 cửa hàng tạp hóa. Nhờ đó vươn lên vị trí dẫn đầu trong thị trường cà phê, đồ uống cao cấp.
Truyền thông (Promotion) – 4P trong marketing
Trong chiến lược truyền thông, Starbucks đã dùng Starbucks Gift Card để thu hút những khách hàng chưa từng sử dụng dịch vụ. Đối tượng này thường là người thân, bạn bè của khách hàng cũ. Bởi vậy họ đã khéo léo tận dụng mối quan hệ này để quảng bá cho các sản phẩm của thương hiệu mình.
Mối quan hệ giữa Marketing Mix 4P và 7P”
Theo phân tích ở trên, mô hình 4P trong marketing gồm 4 yếu tố cơ bản: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm) và Promotion (quảng bá). Mô hình này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các chiến lược mới phát triển về sau.
Tuy nhiên với sự thay đổi về ngành nghề cung cấp dịch vụ, 4P marketing đã được mở rộng thành 7P. Trong mô hình 7P marketing được bổ sung thêm 3 yếu tố gồm: People (Con người), Process (Quy trình cung ứng), Physical evidence (Điều kiện vật chất). Nó chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ.
Mong rằng sau khi tham khảo bài viết các bạn có thể hiểu rõ 4P trong marketing là gì? Đồng thời thông qua việc phân tích chiến lược 4P marketing của Starbucks mỗi người cũng có thêm kinh nghiệm hữu ích cho bản thân. Nó sẽ giúp chúng ta đưa ra ý tưởng sáng tạo cho chiến lược kinh doanh của mình.