CPE là gì? Cách đo lường và cải thiện CPE

Nếu bạn quan tâm đến Digital Marketing thì chỉ số CPE là một khái niệm không thể bỏ qua bởi vai trò và tầm quan trọng của nó. Vậy CPE là gì? Cách đo lường và cải thiện chỉ số CPE ra sao? AZseo sẽ giúp bạn tìm hiểu ngay trong bài viết này.

1. CPE là gì?

CPE là gì? CPE là viết tắt của cụm từ tiếng anh Cost Per Engagement, nghĩa là Chi phí mỗi lượt tương tác hay còn được biết đến là chi phí mà nhà quảng cáo cần phải trả khi khán giả mục tiêu đã tương tác với quảng cáo. Chỉ số này thể hiện độ hiệu quả của quảng cáo trong Digital Marketing.

Tương tác ở đây được hiểu là tất cả hành vi tác động lên quảng cáo khi đang chạy quảng cáo đó. Có thể kể đến một số hành vi tương tác như: nhấp vào ảnh, bày tỏ cảm xúc, bình luận, đọc bình luận, ấn tạm dừng, nhấp vào link, bày tỏ cảm xúc về bình luận, chia sẻ,…

Bạn cần tìm đơn vị chạy quảng cáo Google uy tín – Liên hệ ngay Azseo để được tư vấn ngay.

cpe-la-gi
CPE là gì?

2. Vai trò của CPE là gì. Tại sao lại phải quan tâm đến chỉ số này?

Sau khi hiểu CPE là gì thì có lẽ bạn cũng đã hình dung được phần nào về vai trò của chỉ số này. CPE là thước đo độ hiệu quả của các chiến dịch Marketing thông qua mức độ tương tác từ các khán giả, người xem. 

Đối với dạng quảng cáo này sẽ chỉ tính phí khi người xem đã click chuột vào hoặc có bất cứ tương tác nào từ người xem. Do đó, CPE thể hiện được một cách khách quan số lượng khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đang quảng cáo (nhưng cần trừ một số nhỏ khả năng ấn nhầm).

Chỉ số CPE giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác và nhắm đúng vào mục tiêu nhóm đối tượng khách hàng cần hướng tới. Chính nhờ tính năng này nên CPE vô cùng có ích cho việc giúp lựa chọn bài quảng cáo và bài post có lượng tương tác, chính là những bài post có nội dung thu hút người xem.

Từ đó, các marketer sẽ có định hướng và cơ sở để đề ra được những chiến lược marketing đúng đắn, nhắm vào các khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.

3. Cách tính CPE là gì

Cách tính chỉ số CPE cũng vô cùng đơn giản như sau:

CPE = Tổng chi phí / Tổng lượng tương tác đo được

cach-tinh-cpe
Cách tính CPE

4. Mức CPE chuẩn là gì

Mức CPE có thể dao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuỳ theo:

  • Nền tảng quảng cáo
  • Khán giả mục điêu
  • Khách hàng mục tiêu
  • Ngành hàng
  • Loại tương tác đo đạc

Tuy nhiên, không có một mức CPE chuẩn nào. Để biết được mức CPE phù hợp làm cơ sở đặt mục tiêu cho các chiến dịch quảng cáo, các marketer có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Nhận tư vấn từ các agency
  • Tham khảo các chiến dịch trước của công ty mình hay công ty đối thủ
  • Căn cứ vào mục tiêu của chính dịch
  • Căn cứ vào ngân sách của chiến dịch
  • Căn cứ vào mức chung của ngành hàng, nền tảng quảng cáo
  • Căn cứ vào khán giả mục tiêu
  • Căn cứ vào loại tương tác

5. Cách cải thiện chỉ số CPE

Với vai trò quan trọng như trên thì việc cải thiện chỉ số CPE là mục tiêu cần thiết của mọi marketer. Để cải thiện chỉ số CPE thì nhà quảng cáo có thể đi theo những hướng sau:

Đầu tiên là tăng tương tác. Để quảng cáo có được tương tác cao, marketer cần lưu ý:

  • Nội dung phải thu hút, bắt trend, gây tính tò mò, thú vị
  • Đánh trung insight của người đọc, người xem
  • CTA hiệu quả
  • Khuyến khích các tương tác như bày tỏ cảm xúc, bình luận, chia sẻ,…

Thứ hai là giảm chi phí. Để có thể tối thiểu hoá chi phí mà vẫn có được tương tác cần:

  • A/B testing để có thể target được đối tượng mục tiêu phù hợp nhất với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn quảng cáo.

Lưu ý: Nhìn qua thì việc quyết định lựa chọn tăng những tương tác rẻ nhất có vẻ là hợp lý. Tuy nhiên, xét về sâu thì marketer cần phải xác định và chọn lựa những loại tương tác nào có thể đem lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp của mình.

cach-cai-thien-cpe
Xem xét cải thiện CPE

6. Các chỉ số đo lường hiệu quả khác trong Digital Marketing

Bên cạnh CPE thì các marketer có thể sử dụng các chỉ số khác để đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing của mình, tuỳ thuộc vào mục đích của từng chiến dịch:

  • CPA (Cost-per-acquisition –  Chi phí cho mỗi chuyển đổi)

CPA là chỉ số chỉ số tiền mà thương hiệu đó phải bỏ ra để có được một khách hàng mới. Đó có thể là chi phí truyền thông, chi phí từng lượt tư vấn, chi phí cho mỗi báo giá hay chi phí mỗi lần bán hàng cho một khách hàng mới.

  • CPC (Cost-per-click – Chi phí cho mỗi nhấp chuột)

CPC là chỉ số phản ánh số tiền mà thương hiệu đó phải bỏ ra cho mỗi lần nhấp chuột từ một trang web giới thiệu đi đến một trang web đích, và thường thì đó là một công cụ tìm kiếm như Google,…

  • CPTM (Cost-per-targeted mille – Chi phí mỗi nghìn mục tiêu)

CPTM là chỉ số phản ánh số tiền mà thương hiệu đó phải bỏ ra cho mỗi nghìn mục tiêu của một quảng cáo/số lượt xem

  • CPM (Cost per thousand – Chi phí cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo)

CPM là chỉ số phản ánh số tiền mà thương hiệu đó phải bỏ ra cho mỗi một nghìn lần hiển thị quảng cáo

CPE là chỉ số quan trọng trong Digital Marketing mà mỗi marketer cần quan tâm, tìm hiểu kỹ. Hy vọng rằng qua bài viết bạn, bạn đã hiểu CPE là gì cũng như các vấn đề liên quan.