CPM là gì? Ứng dụng quảng cáo CPM cho chiến lược Digital Marketing

Trong những hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng Google Adwords thì CPM là một trong những dạng quảng cáo được nhiều lựa chọn và ưa chuộng nhất. Điều này không chỉ diễn ra đối với doanh nghiệp lớn mà còn với những người kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ vì tính chất dễ sử dụng mà hiệu quả mang lại khá cao.

Tuy nhiên vẫn không ít newbie chưa thực sự nắm vững kiến thức quan trọng về CPM. Vậy hiểu CPM là gì? CPM có ứng dụng như thế nào đến chiến lược Digital Marketing? Qua bài viết này AZSEO sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

cpm-la-gi-1

1. CPM là gì?

CPM (cost per 1000 impression) được hiểu là giá cả bạn phải chi trả trên mỗi 1000 lần quảng cáo của bạn được xuất hiện lên trên mạng hiển thị Google, hoặc tính trên mỗi đơn vị là 1000 lượt xem. 

Khi cá nhân hoặc doanh nghiệp chạy quảng cáo CPM chỉ cần phải ra giá thầu và chọn vị trí mà muốn banner sẽ xuất hiện trên các website hoặc blog. Giá của các gói quảng cáo sẽ khác nhau phụ thuộc vào vị trí mà doanh nghiệp đã lựa chọn. 

2. Ưu nhược điểm của quảng cáo CPM

2.1 Ưu điểm

Quảng cáo CPM trực tuyến có ưu điểm dễ dàng sử dụng và mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp vừa và mới xuất hiện trên thị trường. Hoặc phù hợp với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn gây dựng sự nhận diện thương hiệu (brand awareness) cho khách hàng với chi phí lại không quá cao so với các dạng quảng cáo truyền thống phổ thông.

Tương tự đối với những doanh nghiệp đã có độ nhận diện thương hiệu khá tốt trên thị trường và được nhiều lượt click truy cập hàng ngày, chi phí quảng cáo cũng sẽ tiết kiệm hơn so với CPC (cost per click – chi phí quảng cáo cho mỗi cú click chuột).

Bạn đã thực sự hiểu về quảng cáo CPC?

CPM giúp tăng độ nhận diện thương hiệu

CPM giúp tạo ra lợi ích chung cho cả nhà làm quảng cáo và cả nhà cung cấp vị trí để đặt quảng cáo (chủ sở hữu website, blog). Bạn càng quan tâm đến xây dựng và làm cho website/blog của mình được nhiều người biết đến, sẽ càng có nhiều nhà quảng cáo muốn được đặt banner trên trang web của bạn và hàng tháng nhận doanh thu thụ động từ đó. 

2.2 Nhược điểm

Đối với nhà làm quảng cáo, CPM tồn tại một số nhược điểm như sau: 

  • Trên các trang web có lưu lượng truy cập thấp, khoản đầu tư này sẽ không mang lại cho bạn kết quả cao.
  • Trên các trang web có lưu lượng truy cập dày đặc, cạnh tranh giữa các nhãn hàng là rất lớn nên khoản tiền bạn chi cho mục đích quảng cáo cũng tăng theo mà hiệu quả lại không đảm bảo.
  • Những quảng cáo CPM hiện trên mạng hiển thị mà không gây dựng được sự chú ý từ phía người xem sẽ trở nên lãng phí.

Đối với bên cho đặt quảng cáo, CPM có nhược điểm là nếu website hay trang blog của bạn còn khá mới và có ít người truy cập thì doanh thu của bạn cũng sẽ không nhiều.

3. Phân biệt quảng cáo CPC và quảng cáo CPM

CPC (cost per click): giá sẽ được tính cho mỗi lần click vào quảng cáo là dạng quảng cáo mà doanh nghiệp có thể bỏ ra chi phí ít hơn mức giá mà họ đã đặt thầu. CPC giúp tiết kiệm chi phí tối ưu hơn so với dùng CPM và mang lại tỉ lệ chuyển đổi cao hơn vì lượt khách hàng click thể hiện họ thực sự có quan tâm hoặc có nhu cầu vào quảng cáo của bạn. CPC sẽ phù hợp với những doanh nghiệp đã có gây dựng độ nhận diện thương hiệu nhất định trên thị trường.

cpc-vs-cpm
So sánh quảng cáo CPM và CPC

Ngược lại, CPM lại rất hữu ích trong việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu cho những brand mới xuất hiện trên thị trường không lâu, giúp sản phẩm/dịch vụ của bạn nhận được sự biến đến rộng rãi hơn và dễ ăn sâu vào tiềm thức tiêu dùng khách hàng. Khi quảng cáo của bạn xuất hiện trên mạng hiển thị đủ nhiều, có thể những lần đầu khách hàng chưa thật sự quan tâm đến nhưng khi cần bạn sẽ trở thành một trong những sự lựa chọn đầu tiên.

4. Ứng dụng quảng cáo CPM vào chiến dịch truyền thông

CPM sẽ hoạt động hiệu quả nếu bạn nắm vững các kiến thức cơ bản về nó, biết lựa chọn một hướng đi thích hợp. Bên cạnh quảng cáo trên Google Adwords thì còn có những nền tảng quảng cáo khác như trên Google Display, Ad Network. Mỗi một nền tảng có những ưu, nhược điểm và thế mạnh riêng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của sản phẩm/dịch vụ và brand của bạn. Cần nắm vững những tính chất khác biệt này để có thể tận dụng chúng như một cách thức hiệu quả và tối ưu nhất. 

Ngoài ra, một chiến dịch truyền thông hiệu quả chính cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các công cụ truyền thông. Nhiều newbie khi mới làm quen với lĩnh vực truyền thông nhầm tưởng rằng chỉ cần bỏ ra số tiền quảng cáo khổng lồ là sẽ mang lại hiệu quả cao, điều này hoàn toàn sai lầm nhé.

Hy vọng bài viết này đã giúp mọi người làm quen với dạng quảng cáo CPM và hãy áp dụng chúng cho công việc của bản thân. Tùy vào tính chất và hiện trạng của doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm mà bạn nên cân nhắc việc sử dụng CPM hay CPC sao cho phù hợp mà lại không quá tốn kém.