Ngày nay, Google sở hữu 85% công cụ tìm kiếm điều này khiến nó trở thành trình duyệt web được tin tưởng sử dụng nhất hiện nay. Trong đó phải kể đến Google Business Messages – một công cụ giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động của mình một cách hiệu quả. Google Business Messages mang lại rất nhiều tiện ích trong ngành dịch vụ, mang đến cho doanh nghiệp cũng như người dùng những trải nghiệm tối ưu nhất. Cùng với Azseo tìm hiểu kỹ hơn về Google Business với những thông tin được chia sẽ trong bài viết nhé.
Nội Dung Bài Viết
1. Google Business Messages là gì?
Được phát hành năm 2017 dưới tên Google My Business Messaging, Google Business Messages là một công cụ miễn phí dành cho doanh nghiệp quản lý hoạt động của mình trên Google. Đây là một dịch vụ nhắn tin trực tuyến miễn phí giữa khách hàng và doanh nghiệp thông qua các nền tảng như: Google Search, Google Assistant. Dịch vụ này cho phép khách hàng thực hiện các hoạt động tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp,… thông qua tin nhắn. Thông qua đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến khách hàng để quảng bá và giới thiệu thương hiệu, sản phẩm một cách dễ dàng hơn.
Có thể nói, Google Business Messages cũng góp phần giúp các doanh nghiệp quản lý được sự hiện diện của họ trên Facebook. Người tiêu dùng có thể truy cập vào danh sách doanh nghiệp trên Google và ấn nút “Tin nhắn” để bắt đầu trò chuyện.
Bạn cần tìm đơn vị quảng cáo Google giá rẻ uy tín – Liên hệ ngay Azseo để nhận tư vấn tốt nhất.
2. Vì sao Google Business Messages lại được các doanh nghiệp trọng dụng?
Là một công cụ kết nối hiệu quả giữa khách hàng – doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng và lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp. Dưới đây là một số tính năng nổi bật mà Google Business Messages cung cấp:
2.1. Tính năng tìm kiếm sản phẩm và cập nhật đơn hàng
Tính năng này cho phép người dùng tìm kiếm sản phẩm với đầy đủ thông tin về mẫu mã, chủng loại, giá tiền một cách trực tiếp. Điều này giúp hiệu suất bán hàng tăng cao, tăng tương tác giữa khách hàng – doanh nghiệp. Khách hàng còn được trực tiếp theo dõi quá trình sản phẩm về tay mình một cách chủ động, từ đó căn chỉnh thời gian sao cho phù hợp.
2.2. Tính năng tự động hóa và tính năng trợ giúp AI
Nhằm xử lý một cách chuyên nghiệp hơn lượng lớn tin nhắn của khách hàng, hai tính này này đã được ra đời để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khâu hoạt động căn bản của mình. Giờ đây, tính năng tự động sẽ giúp khách hàng không phải chờ tin nhắn một cách quá lâu như trước; trợ giúp AI cũng làm hiệu quả tiếp thị tăng cao, tiết kiệm tiền bạc cho doanh nghiệp.
2.3.Quản lý tin nhắn và thống kê hiệu quả
Cuối cùng, không thể thiếu trong khâu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp để xác định hiệu quả chiến lược tiếp thị đó là quản lý và thống kê. Với chức năng của mình, Google Business Messages giúp doanh nghiệp đánh giá chi tiết và cải thiện chiến dịch marketing của mình.
3. Những lưu ý khi sử dụng Google Business Messages
Để công cụ được hoạt động với năng suất tối ưu nhất, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:
- Phản hồi nhanh và tích cực các thắc mắc của khách hàng.
- Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách đầy đủ, chính xác.
- Kết hợp hệ thống của doanh nghiệp về công cụ Google Business Messages.
- Giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, tích cực để giữ chữ tín của mình.
4. Cách thiết lập Google Business Messages
Bước 1: Đăng ký tài khoản Google My Business
- Đầu tiên truy cập website https://business.google.com
- Đồng ý đầy đủ các điều khoản, chính sách của Google.
Bước 2: Kích hoạt Google Business Messages
- Đăng nhập vào tài khoản Google Business Messages.
- Tại đây bạn sẽ lựa chọn địa điểm mà bạn muốn kích hoạt.
- Nhấn vào biểu tượng ✉️ ở phía bên trái màn hình hiển thị.
- Nhấn bắt đầu để quá trình đăng ký được hoàn thành một cách nhanh nhất.
Bước 3: Xác minh thông tin doanh nghiệp
- Điền đầy đủ thông tin của doanh nghiệp để người dùng dễ dàng tìm kiếm: tên doanh nghiệp, địa chỉ email, hotline của doanh nghiệp.
- Nhập mã xác minh được gửi đến để xác minh tài khoản.
Bước 4: Tùy chỉnh cài đặt Google Business Messages
- Trong Google Business Messages bạn nên tùy chỉnh cài đặt về những thông tin cơ bản sau: cài lại tin nhắn tự động, setup thời gian doanh nghiệp phản hồi khách hàng một cách nhanh nhất, thông báo những thông tin quan trọng đến khách hàng một cách kịp thời.
- Tiếp đến trả lời những câu hỏi thường gặp của khách hàng.
Sau khi hoàn thành 4 bước trên, doanh nghiệp của bạn đã đủ điều kiện để hoạt động, phát triển, sẵn sàng tương tác với khách.Dịch vụ Google Business Messages không những giúp doanh nghiệp quản lý thương hiệu mình một cách hiệu quả mà còn có thể khoanh vùng phạm vi đối tượng thực sự có niềm đam mê, yêu thích với sản phẩm của mình. Bởi vì thế, doanh nghiệp sẽ tăng thêm sự chuyên nghiệp cũng như uy tín của mình đến với khách hàng.
Trên đây, là những chia sẻ cơ bản về Google Business Messages, mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.