Một số lưu ý sử dụng Google Ads cho người mới bắt đầu

Quảng cáo Google Ads đã và đang là một công cụ được các doanh nghiệp sử dụng trong chiến dịch của mình, việc tối ưu nó cũng đang trở thành một trong những khó khăn của các nhà chạy quảng cáo. Với vô số những lần thử nghiệm, kinh phí bỏ ra không nhỏ cho các chiến dịch thì các nhà doanh nghiệp cũng mới lựa chọn được cho mình một chiến dịch quảng cáo Google Ads phù hợp. 

05 loại hình quảng cáo Google Ads

Có vô vàn các loại hình quảng cáo đa dạng trong dịch vụ quảng cáo Google Ads mà bạn cần biết trước khi bắt tay vào quá trình quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Trong đó có 5 loại hình quảng cáo đơn giản, hay được sử dụng nhất:

Quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads) 

Là loại hình quảng cáo dưới dạng văn bản tìm kiếm, mỗi khi người dùng nhập thông tin lên trên thanh công cụ tìm kiếm của Google, các kết quả chứa những nội dung đó sẽ hiện ra theo thứ tự ưu tiên (thông tin nào gần với nội dung, từ khóa tìm kiếm sẽ hiện lên trước). Quảng cáo tìm kiếm thường được đánh dấu bằng thẻ “Quảng cáo/Được tài trợ/QC” ở trên hoặc bên trái của URL. Đây là hình thức quảng cáo đạt hiệu quả cao do tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua vài giây click chuột. 

quang-cao-google
Quảng cáo tìm kiếm 

Quảng cáo hiển thị (Google Display Network ) 

Hình thức quảng cáo dưới dạng văn bản, banner hình ảnh, video luôn tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng. Mỗi khi người dùng tìm kiếm thông tin trên Google các hình ảnh với nội dung liên quan sẽ hiển thị trên các nền tảng như Google, Youtube để kích thích người dùng ấn vào. Có 3 dạng quảng cáo:

  • Dạng văn bản: hiển thị chủ yếu thông qua văn bản, thường là những câu văn ngắn như lời giới thiệu, kêu gọi để người dùng nhấp vào.
  • Dạng hình ảnh: gồm hình ảnh động hoặc tĩnh, kèm theo CTA dẫn người xem đến trang web của thương hiệu. Đây là một dạng quảng cáo vô cùng sáng tạo, lôi cuốn đối với khách hàng nên đây là loại hình quảng cáo hiệu quả nhất.
  • Dạng video: quảng cáo hiển thị các video ngắn với dung lượng từ 10 – 25 giây, xuất hiện trên trang web hoặc các ứng dụng đối tác với Google.

Quảng cáo dạng video (Google Video Ads)

Còn được gọi là Youtube Ads (vì quảng cáo chính trên nền tảng Youtube), là quảng cáo dưới dạng video với độ dài từ 5 – 15 giây, thường hiển thị trước hoặc trong khi phát nội dung video chính trên nền tảng Youtube – đối tác của Google. Đây là hình thức được đánh giá vô cùng hiệu quả vì nó được các doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng bởi tính hợp thời đại, dễ dàng tiếp cận với nguồn khách hàng mong muốn. 

Quảng cáo mua hàng trên web (Google Shopping Ads) 

Google Shopping Ads là hình thức quảng cáo mới, được các hình thức bán lẻ ưa chuộng sử dụng trên nền tảng thương mại điện tử. Khi nhập từ khóa trên thanh công cụ tìm kiếm, chỉ sau vài giây, các kết quả về thông tin sản phẩm (hình ảnh, kích cỡ, giá thành trên thị trường, ngành hàng, nơi cung cấp,…) sẽ cùng hiển thị trên một trang tìm kiếm theo hình thức hàng ngang, tạo sự hứng thú đối với khách hàng. Xu hướng quảng cáo này giúp gia tăng lượng tiếp cận cũng như nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng của doanh nghiệp. 

Quảng cáo thông qua phần mềm (Google App Ads ) 

Đây là hình thức sử dụng quảng cáo vô cùng hữu ích đối với các doanh nghiệp sở hữu ứng dụng điện thoại để tăng tính toàn cầu hoá cho thương hiệu doanh nghiệp. Chiến dịch này được áp dụng để quảng cáo trên các ứng dụng CH Play, Youtube, Google tìm kiếm,… Điều mà bạn cần chuẩn bị là: nội dung văn bản quảng cáo, ngân sách sử dụng, giá thầu để khách hàng dễ dàng tìm thấy qua một loạt quảng cáo ở các định dạng khác nhau. 

quang-cao-google-1
Quảng cáo thông qua phần mềm

Những lưu ý về Google Ads người mới bắt đầu cần biết

Dưới đây là 5 lưu ý sử dụng Google Ads cho người mới bắt đầu:

#1: Nghiên cứu từ khóa

Là bước quan trọng trong việc chiến khai chiến dịch quảng cáo, thu hút đúng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng là một mục tiêu vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Để hình thành từ khoá phù hợp, tăng khả năng chuyển đổi, tiết kiệm ngân sách thì bạn nên cân nhắc về việc sử dụng các công cụ hỗ trợ cho công việc này như Keyword Planner, IO,… Những công cụ này cung cấp cho bạn số liệu về lượng tìm kiếm từ khóa trung bình hàng tháng, mức độ cạnh tranh của các từ khoá với cùng một sản phẩm bán ra. Để sở hữu một chiến dịch quảng cáo Google Ads lý tưởng thì chọn từ khoá là một bước không thể thiếu trong chu trình. 

#2: Nội dung hấp dẫn, chất lượng cao

Khi xây dựng nội dung quảng cáo, hãy chú trọng tới nhu cầu và mức độ quan tâm của khách hàng. Một nội dung cô đọng, súc tích đi đúng vào tâm lý mong cầu của khách hàng sẽ đem lại lượng tương tác vô cùng lớn. Điều đầu tiên hãy chú ý xây dựng tiêu đề, bởi tiêu đề hay thì khách hàng mới chú ý đến nội dung ở thân bài. Bạn nên giới hạn 40 ký tự cho tiêu đề và khoảng 90 ký tự cho phần mô tả. Sử dụng công cụ Grammarly để soát lỗi chính tả, ngữ pháp để tránh lỗi nội dung, tổn thất ngân sách. 

#3: Xây dựng nội dung thương hiệu nhất quán

Sử dụng các từ khoá, banner quảng cáo có liên kết đến mục đích của thương hiệu, để tăng lượng truy cập của người dùng vào website doanh nghiệp. Xây dựng nét cá tính, đặc biệt cho thương hiệu là một tiêu chí quan trọng tạo nên thành công khi ra mắt thương hiệu. Bởi vậy, hình ảnh logo, tên thương hiệu, khẩu hiệu là những yếu tố cần có phải xuất hiện trong chuyên mục quảng cáo. Góp phần tạo dựng chỗ đứng trong lòng người dùng thì cá nhân hoá khách hàng là một công việc bắt buộc phải làm trong quá trình xây dựng quảng cáo. 

#4: Phân biệt Dynamic Google Ads và Quảng cáo Responsive Google Ads

Hiểu rõ cái khác biệt của hai cụm từ sẽ giúp ích cho người mới tìm hiểu về Google Ads. 

Dynamic Google Ads – quảng cáo tìm kiếm động, sử dụng nội dung từ website bạn để tạo tiêu đề và trang đích (trang thu nhập khách hàng tiềm năng ). Dynamic Google Ads sẽ hoạt động hiệu quả nếu thông tin trên web không đổi, các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có sự liên kết, nhất quán với tổng thể cấu trúc rõ ràng, dễ nhận thấy. Loại quảng cáo này được sử dụng ở đa nền tảng như Youtube, Gmail,… để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, lấp đầy khoảng trống và dẫn khách hàng đến trang web của doanh nghiệp với nội dung hấp dẫn. 

quang-cao-google-2
Quảng cáo tìm kiếm động

Quảng cáo Responsive Google Ads – quảng cáo tìm kiếm thích ứng khá phổ biến nhờ vào khả năng điều chỉnh ngôn ngữ và sự nhanh chóng trong việc truy vấn khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có thể tạo các tiêu đề và miêu tả khác nhau trên kênh quảng cáo tương ứng, Google Ads sẽ tự động kết hợp chúng để chạy ra hoạt động quảng cáo tốt nhất. Với sự linh hoạt của mình, giúp gia tăng đối tượng khách hàng tương tác website đảm bảo nguồn thu ngân sách bởi sự kết hợp công nghệ AI mà phương thức quảng cáo này đang dần thay thế quảng cáo tìm kiếm động. 

#5: A/B Testing

Không có chiến dịch  nào là hoàn hảo một cách tuyệt đối vậy nên mới sinh ra quy trình thử nghiệm chiến lược trước khi đưa nó vào áp dụng trong thực tế. Thử nghiệm một vài đề xuất và xem hiệu quả làm việc của nó như thế nào trong thực tế để xem có nên sử dụng nó trong thực tế hay không. 

Google Ads cho phép doanh nghiệp nghiên cứu chiến dịch quảng cáo riêng biệt, phân tích và báo cáo các chỉ số phù hợp/không phù hợp với hướng đi của doanh nghiệp. Thường thì Google Ads sẽ đánh giá các chỉ số: ngân sách bỏ ra, nguồn thu lợi nhuận, phần trăm tiếp cận khách hàng,… Từ những thử nghiệm doanh nghiệp có thể biết được phần trăm thành công của quảng cáo đó để nên tiếp tục duy trì/loại bỏ chiến dịch ấy. 

Là một kênh quảng cáo trả phí của Google để tạo các chiến dịch quảng cáo khác nhau để cuối cùng lựa chọn ra quảng cáo phù hợp nhất cho từng doanh nghiệp. Mong rằng những chia sẻ về những lưu ý sử dụng Google Ads ở trên sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc căn bản cho doanh nghiệp bạn về các loại hình quảng cáo cũng như những phương pháp xây dựng chiến dịch quảng cáo đa dạng.