Điểm khác biệt giữa Promotion và Marketing là gì?

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn tìm cho mình những công thức marketing phù hợp với mô hình thương hiệu nhằm đẩy cao doanh thu và độ nhận diện với các khách hàng tiềm năng. Promotion là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của marketing mà doanh nghiệp ứng dụng để giúp sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Làm thế nào để tạo nên một Promotion thành công nhằm thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp luôn là một bài toán khó. Hãy cùng với Azseo tìm hiểu thông tin này trong bài viết nhé.

Promotion-la-gi
Promotion là gì? 

1. Promotion là gì?

Promotion là chương trình quảng cáo, khuyến mại nhằm thúc đẩy tiêu dùng, đề cập đến các thông tin về thương hiệu, những sản phẩm, dịch vụ được thương hiệu cung cấp qua trang web chính thức của doanh nghiệp để tăng độ nhận diện về thương hiệu trong thị trường. Bao gồm 2 loại: Promotion trong bán hàng và Promotion trong marketing.

Promotion trong bán hàng được hiểu theo 2 hướng:

  • PG, PB: chỉ những người có ngoại hình, gương mặt ưa nhìn với khả năng giao tiếp tốt sẽ đi tiếp thị trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Sale Promotion: đây là hoạt động nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp, hay còn được gọi là xúc tiến bán hàng. 

Promotion trong marketing là chữ P cuối cùng trong chiến lượng Marketing mix, khác với 3 P ở trước (Product, Price, Place ) thì Promotion liên quan đến hoạt động truyền thông marketing để truyền tải thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng. 

2. Vai trò của Promotion là gì?

Các chiến lược xúc tiến quảng bá sản phẩm gồm 4 vai trò khác nhau: 

Xây dựng nhận thức

Doanh nghiệp cần có phương án xây dựng hình ảnh, nội dung thương hiệu phù hợp, ấn tượng tạo được chất riêng cho mình. Việc này cũng cần phù hợp với đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới phục vụ, tiếp thị sản phẩm. Hãy chọn cho mình một bước đi đúng đắn để tạo sự quan tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

Thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu

Bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mình nhắm tới qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực đáng kể cho hoạt động tiếp thị, gia tăng việc sử dụng sản phẩm của nhóm đối tượng khách hàng ấy. Bên cạnh đó, góp phần vào việc thu hút lượng khách hàng mới đem lại cơ hội tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Hãy chắc chắn rằng chiến lược của bạn tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hàng, đồng thời để họ phân biệt được độ riêng biệt của thương hiệu trên thị trường. 

Quảng cáo Google – Dịch vụ giúp bạn tiếp cận khách hàng nhanh chóng nhất.

Promotion-la-gi-1
Muốn chiến dịch thành công cần thu hút được khách hàng mục tiêu 

Tạo ra nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ

Tiếp thị trực tiếp, quảng cáo, khuyến mãi,… là những cách có thể áp dụng vào để tạo ra nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ. Các doanh nghiệp cần cung cấp cho khách hàng những lợi ích mà họ nhận được sau khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Một chiến lược hiệu quả sẽ nuôi dưỡng được lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Khiến khách hàng hành động – Promotion là gì

Để tăng lượng tương tác cao giữa khách hàng với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp bạn cần đặt nút kêu gọi hành động trên tất cả các trang web, email, quảng cáo, hồ sơ trực tuyến nhằm lôi kéo khách hàng bằng một ấn tượng đặc biệt làm họ không có cách nào từ chối được. Càng ngày càng có nhiều thương hiệu trong cùng lĩnh vực cạnh tranh với nhau, vì vậy chiến lược Promotion thành công là cần gợi cho khách hàng nhớ về dịch vụ, sản phẩm của mình trên thị trường. 

3. Phân biệt: Promotion và Marketing

Có 5 tiêu chí để phân biệt hai yếu tố này với nhau:

Tập trung:

  • Promotion: tập trung vào quảng cáo sản phẩm, dịch vụ tới đối tượng tiềm năng.
  • Marketing: tập trung trao đổi những công việc, thông tin cơ bản về doanh nghiệp tới người dùng. 

Lợi ích: 

  • Promotion: thúc đẩy doanh thu, tiếp cận gần hơn với khách hàng cũ, mới. 
  • Marketing: giúp xây dựng thương hiệu. 

Thử thách:

  • Promotion: đối mặt với các thách thức mới trong kinh doanh, hiểu hành vi của khách hàng, tạo sự tăng trưởng,…
  • Marketing: thách thức về thiếu những loại công cụ giao tiếp, kiểm soát thông điệp,…

Mục đích:

  • Promotion: hiểu hành vi khách hàng, tăng số lượng sản phẩm bán ra.
  • Marketing: viết các nội dung hấp dẫn, hiểu tâm lý khách hàng 

Thời gian:

  • Promotion: được sử dụng khi bắt đầu phát triển sản phẩm.
  • Marketing: được sử dụng khi có tiến bộ trong quá trình phát triển.

4. Các yếu tố sử dụng thành công Promotion là gì?

Có 4 yếu tố để sử dụng thành công Promotion:

4.1. Bán hàng cá nhân

Là sự liên hệ giữa cá nhân của người đại diện doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và người có nhu cầu sử dụng sản phẩm. Việc này diễn ra trực tiếp, thông qua việc kết nối điện thoại giữa 2 bên hoặc sự trao đổi bằng các văn bản qua sms, hộp thư của doanh nghiệp. 

4.2. Marketing trực tiếp

Là việc gửi thư giới thiệu trực tiếp đến khách hàng, doanh nghiệp sẽ gửi những bức thư trực tiếp chứa đựng nội dung về dịch vụ, sản phẩm của thương hiệu cho khách thông qua đường bưu điện, email. Hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí so với quảng cáo truyền thống, bạn có thể điều chỉnh thông điệp, thêm thông tin sao cho phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Thông thường hình thức này cần gồm 4 yếu tố: là cá nhân, có tính sáng tạo, không chính thức và không lựa chọn hết tất cả các đối tượng có trong database. 

4.3. Quảng cáo

Quảng cáo chính là hình thức phổ biến nhất trong Promotion, đây là hình thức buộc các doanh nghiệp phải trả phí để dịch vụ, sản phẩm có thể đến gần hơn với khách hàng thông qua các kênh truyền thông đại chúng. Quảng cáo nhằm tác động đến những hành vi mua hàng của các cá nhân bằng cách cung cấp những thông điệp ngắn nhưng lại vô cùng thuyết phục, đủ sức sáng tạo về sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Có rất nhiều cách thức quảng cáo như tạp chí, Internet, quảng cáo kỹ thuật số,…

4.4. PR – Quan hệ công chúng

Đây là một hoạt động liên tục nhằm xây dựng cho thương hiệu một hình ảnh tốt, từ đó nhận được sự quan tâm và tin tưởng của công chúng đối với sản phẩm cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. PR dù mất phí nhưng cũng tương đối rẻ nên các doanh nghiệp cũng thường lựa chọn hình thức này trong chiến dịch quảng bá của mình. 

Promotion-la-gi-2
PR – QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 

Các công cụ quan hệ công chứng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: tuyên truyền, tổ chức sự kiện, hoạt động cộng đồng và giải quyết khủng hoảng.

5. Nên sử dụng Promotion khi nào?

Nếu nắm bắt được tần suất và nhu cầu mua sắm của khách hàng trong từng thời điểm thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa ra, sử dụng các chiến lược một cách tối ưu hơn. Các doanh nghiệp cũng cần dự trù các tình huống có thể xảy ra là liệu rằng chiến dịch quảng cáo được đưa ra trong thời điểm X có thật sự hợp lí hay không? Hãy nhắm tới các đối tượng có khả năng và nhu cầu mua sắm cao trong đời sống của họ, từ đó mới góp phần tạo nên nguồn thu đáng kể cho dự án bày bán sản phẩm, dịch vụ. 

Nếu doanh nghiệp không chú tâm vào thay đổi các chiến lược kinh doanh cho mới mẻ, phù hợp thì rất khó giữ chân được lượng khách hàng tiềm năng. Ở trên là tất cả các thông tin từ A – Z về Promotion là gì, cũng như vài trò và các yếu tố để triển khai Promotion một cách thành công. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ có ích, góp phần vào cải thiện các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp bạn.