Marketing strategy là gì? 3 bài học cho chiến lược marketing thành công

Bất cứ một sản phẩm nào ra đời muốn thu hút được khách hàng quan tâm và sử dụng thì doanh nghiệp phải có những chiến lược Marketing, quảng cáo hiệu quả. Qua bài viết sau Azseo sẽ giúp bạn hiểu Marketing strategy là gì, đồng thời có các chiến lược marketing hiệu quả và có những kinh nghiệm qua bài học về việc xây dựng chiến lược marketing của một số doanh nghiệp lớn.

Bạn cần tìm đơn vị triển khai kế hoạch quảng cáo Facebook và các kênh khác – Liên hệ ngay Azseo để nhận tư vấn ngay.

Marketing strategy là gì?

1. Marketing strategy là gì?

Marketing strategy hay có nghĩa là chiến lược Marketing. Marketing Strategy vận dụng các logic marketing mà doanh nghiệp đề ra để thu hút khách hàng, tạo thêm giá trị và giữ chân khách hàng với doanh nghiệp.

Các chiến lược marketing sẽ được xây dựng theo một kế hoạch tổng thể và bài bản của doanh nghiệp để tiếp cận khách hàng tiềm năng và chuyển đổi sự quan tâm của khách hàng tới hành động mua sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Như vậy, có thể nói chiến lược marketing giúp tạo mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Mà ở đây là giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm và người tiêu dùng thu được giá trị qua các sản phẩm, dịch vụ..

Hầu hết, trong các chiến lược marketing sẽ được chia bao gồm 4 nội dung chính với chữ P:

  • Product – Sản phẩm
  • Price – Giá
  • Place – Phân phối
  • Promotion – Quảng bá

2. Nội dung Marketing strategy là gì?

Sau khi đã hiểu Marketing strategy là gì, marketers cần phải nằm lòng các nội dung trong Marketing Strategy:

2.1. Mô hình 4Ps cho các sản phẩm vật chất

Trong mô hình 4Ps sẽ là sự vận dụng của mô hình marketing hỗn hợp gồm 4 yếu tố chiến lược marketing: Product – Sản phẩm, Price – Giá, Place – Phân phối, Promotion – Quảng bá.

Marketing-strategy
Mô hình 4Ps cho các sản phẩm vật chất

Product: sản phẩm – là một mặt hàng được phát triển hay sản xuất bởi doanh nghiệp nhằm đem đến một lời ích nhất định, đáp ứng nhu cầu con người.

Price: giá – là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để sở hữu được sản phẩm.

Place: phân phối – là nơi, vị trí trưng bày, giới thiệu sản phẩm cũng như trao đổi mua bán sản phẩm. 

Promotion: quảng bá – là các hình thức truyền thông marketing nhằm thông báo, thuyết phục đối tượng mục tiêu về lợi ích của một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu thường mang tính một chiều.

2.2. Mô hình 7Ps cho các sản phẩm dịch vụ

Mô hình 7Ps cho các sản phẩm dịch vụ

Khác với mô hình 4Ps, 7Ps là mô hình marketing hỗn hợp cho các sản phẩm dịch vụ. Bởi các dịch vụ có tính vô hình, không thể tách rời, không đồng nhất, không thể cất trữ,…, thì ngoài 4Ps sẵn có, mô hình marketing hỗn hợp cần bổ sung thêm 3Ps để đem đến cho khách hàng giá trị tốt nhất và nâng cao sự uy tín của thương hiệu. 3Ps này bao gồm:

People – con người tính nhân sự của doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.

Process – tất cả các quy trình từ thực hiện đến cung cấp dịch vụ. 

Physical Evidence – bằng chứng hữu hình, cơ sở vật chất để làm nổi bật giá trị thực của dịch vụ.

2.3. Mô hình 4Cs – Sự chuyển đổi của 4Ps trong thời đại số

Trong thời kì phát triển của thời đại số, vòng đời của sản phẩm đang ngắn dần dẫn đến sự thay đổi trong kỳ vọng của khách hàng và phát triển sản phẩm. Để thích nghi với những sự thay đổi này của thời đại đã dẫn đến sự ra đời tất yếu của mô hình 4Cs ra đời.

mo-hinh-4cs
Mô hình 4Cs – Sự chuyển đổi của 4Ps trong thời đại số

Consumer: Người tiêu dùng – chữ C đầu tiên tập trung đánh vào mong muốn, nhu cầu của khách hàng và giải pháp cho vấn đề của họ.

Cost: Chi phí  – Cost ở đây không đơn thuần chỉ là giá tiền của sản phẩm, mà nó còn đủ sức để thuyết phục khách hàng thỏa mãn khi mua sản phẩm.

Convenience: Sự tiện lợi – Convenience nhằm mục đích làm cho quá trình tiếp cận, mua, sử dụng hàng hóa hay dịch vụ dễ dàng.

Communication: Giao tiếp – quá trình này tạo ra sự trao đổi thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp luôn thấu hiểu và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, tạo ra ưu thế cạnh tranh.

3. Bài học giúp doanh nghiệp thành công từ các Marketing strategy thất bại

Trong bài viết giải thích Marketing strategy là gì đồng thời cũng sẽ đề cập đến những bài học kinh nghiệm, tránh sai lầm khi lập chiến lược Marketing:

– Marketing strategy không phù hợp với khách hàng mục tiêu

Tất cả các sản phẩm mà bất cứ doanh nghiệp nào hướng đến đều phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Khách hàng sẽ phải được coi là trung tâm của mọi chiến lược marketing. Nếu những chiến lược marketing thất bại trong việc hướng đến khách hàng sẽ khiến doanh nghiệp phải trả những cái giá rất đắt. 

Marketing-strategy-2
Bài học từ hãng xe công nghệ Uber

Có thể kể đến hãng xe ôm công nghệ Uber tại thị trường Việt Nam. Mặc dù gặt hái được thành công vang dội tại các thị trường Châu Âu, Mỹ,… như khi gia nhập thị trường Việt Nam, Uber đã không nghiên cứu về đối tượng khách hàng Việt Nam. Với định vị hạng sang của Uber cũng như sử dụng thanh toán bằng thẻ đã khiến cho người tiêu dùng Việt Nam không mấy mặn mà với dịch vụ này.

Chiến lược marketing không thống nhất, đồng đều giữa các yếu tố

“Nguyên lý thùng gỗ” đã được các nhà nghiên cứu chiến lược Marketing định nghĩa là: một thùng đựng gỗ được ghép bởi nhiều thanh gỗ, thùng đựng được bao nhiêu nước là do độ dài của thanh gỗ ngắn nhất quyết định.

Với Palmolive (sau này chính là Colgate – Palmolive), thanh gỗ ngắn nhất của họ nằm ở chữ P thứ 4 – Promotion (Quảng bá).

Mặc dù với ưu thế về sản phẩm nhưng các chiến lược quảng cáo của Palmolive vô cùng nhạt nhòa so với các đối thủ. Trong suốt 13 năm, họ chỉ làm nổi bật được câu hỏi tại sao dầu cọ và dầu oliu kết hợp lại tạo ra xà phòng cao cấp.

Nhận thấy sai lầm trong bước đi, sau khi thay đổi chữ P này công ty đã đi từ chỗ sắp phá sản đến đế chế toàn cầu có doanh thu 16,47 tỷ đô một năm. Dó đó, để giữ chân doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp và marketer cần nhận định rõ ưu thế để cải thiện phù hợp với năng lực. 

Tạo nên một lời hứa không thể thực hiện

Để khách hàng quay trở lại với sản phẩm của doanh nghiệp thì uy tín và niềm tin của khách hàng phải được đưa lên hàng đầu. Do vậy doanh nghiệp phải luôn giữ lời hứa của mình với khách hàng.

Câu chuyện đã từng xảy ra với Chipotle – một chuỗi nhà hàng lớn ở Mỹ với 2000 cửa hàng đã không tuân thủ lời hứa về việc phục vụ thực phẩm địa phương tươi ngon. Tuy nhiên, đã xảy ra vụ việc người tiêu dùng bị ngộ độc sau khi sử dụng đồ ăn bị ô nhiễm của hãng do hãng sử dụng nguồn cung từ bên thứ 3 mà không kiểm soát. Điều này dẫn đến sự mất niềm tin của khách hàng với Chipotle.

Qua bài viết trên đã giúp các marketers hiểu marketing strategy là gì, đồng thời có các chiến lược marketing hiệu quả và có những kinh nghiệm qua bài học về việc xây dựng chiến lược marketing của một số doanh nghiệp lớn.