Outline content là gì ? Quy trình lên Outline content mà bạn cần biết

Outline content là gì? Sự thành công hay thất bại của một dự án SEO Website phụ thuộc rất nhiều vào Outline Content.  Khi có sự chuẩn bị outline tỉ mỉ, kỹ lưỡng thì khi viết content sẽ dễ dàng hơn, tạo nên hiệu quả về ngắn hạn lẫn dài hạn càng cao. Nếu bạn đang tìm hiểu về Outline Content thì đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây của AZSEO nhé. 

Hình 1: Vai trò của outline content trong SEO

Outline content là gì?

Trước tiên, chúng ta phải hiểu được outline content là gì và vai trò của nó để từ phát huy tối đa trong việc SEO từ khóa. 

Content là gì?

Thuật ngữ content đã không còn quá xa lạ với nhiều người trong ngành SEO nói chung và marketing nói riêng. Theo như định nghĩa được dịch từ Wiki thì content là nội dung mang những thông tin, kiến thức có giá trị bổ ích đến với mọi người (độc giả). Một nội dung thu hút chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự sáng tạo và yếu tố cảm xúc mà người tạo ra cài vào trong bài. 

Như vậy, có thể thấy rằng dù ở hiện tại hay tương lai, dù Google có thay đổi thuật toán thì content vẫn giữ vững được vai trò quan trọng. Vậy còn outline content là gì? và nó đóng vai trò như thế nào trong quy trình xây dựng content chuyên nghiệp.

Outline content là gì ? 1 trọng số cực lớn trong Onpage mà bạn thường bỏ quên

Outline hay là gì? Nói một cách nôm na thì đây là sườn bài cho một nội dung content. Lên outline cũng là một kỹ năng mà bất kỳ một content writer nào cũng phải biết và trang bị cho mình. Outline còn được ví như “SEARCH INTENT” nó thống kê được tất cả hàm ý chứa đựng điều mà người dùng cần khi sử dụng công cụ tìm kiếm. 

Việc xây dựng outline sẽ giúp cho người viết không đi lệch hướng hay bị bí ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra, có được một outline chỉnh chuẩn sẽ giúp ích rất nhiều trong giai đoạn tối ưu và chỉnh sửa nội dung.

Để có được một bố cục bài viết chất lượng đòi hỏi bạn ít nhất phải là chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang SEO. Hoặc ít nhất bạn cũng cần bỏ thời gian tìm hiểu và đặt mình vào vị trí khách hàng để biết rằng mình cần gì ở sản phẩm. 

Mặc dù đã hiểu rõ được outline content là gì và vai trò quan trọng của nó trong Onpage nhưng làm sao để lên được outline  chuẩn. Hãy cùng AZSEO tiếp tục đến với phần tiếp theo của bài viết.

viet-bai-chuan-seo-tren-wordpress
Hình 2: Outline content là gì?

QUY TRÌNH LÊN OUTLINE CONTENT

Với quá trình nghiên cứu của mình, AZSEO có thể nhận định rằng bài viết có tốt hay không, outline quyết định tới 75%. Giai đoạn biên soạn outline càng tỉ mỉ, càng kỹ thì khi content càng tạo nên hiệu quả.

1. OUTLINE CONTENT BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Về cơ bản, một outline content sẽ bao gồm những yếu tố sau:

  • Meta Title.
  • Meta Description.
  • Heading (heading 2, heading 3,…).
  • LSI Keywords.
  • Những ý chính  mà người lên outline muốn nhấn mạnh trong bài content.
  • Nguồn tài liệu tham khảo.
  • Từ khóa phụ (Sub Keyword).

2. QUY TRÌNH LÊN OUTLINE CONTENT:

Không những phải nắm rõ Outline content là gì, bạn cần phải thuộc lòng 9 bước của quy trình lên outline content sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu của người dùng ở từ khóa đó và nhóm từ khóa

Mỗi một nhu cầu từ phía người dùng sẽ gắn với một từ khóa hoặc nhóm từ khóa nhất định. Điều quan trọng nhất là bạn cần biết người dùng mong muốn điều gì qua từ khóa đó. Tránh việc viết dài dòng, lang mang không đúng nội dung hay phân bổ từ khóa không chính xác.

Việc nắm bắt cũng như hiểu đúng nhu cầu của từ khóa sẽ giúp người viết phân nhóm đúng hơn, không bị rập khuôn. Với những từ khóa dài, rất dễ để hiểu search intent vì nó đã show rất chi tiết điều cần tìm kiếm. Còn những từ khóa ngắn thì bạn gặp chút khó khăn trong quá trình tìm hiểu search intent vì nó khá phức tạp.

Cách hiểu mong muốn của từ khóa đơn giản là đặt mình vào người dùng khi search từ khóa. Việc này giúp bạn hiểu sản phẩm, từ đó hiểu sâu hơn về keywords. Ngoài ra, khi search từ khóa trên Google sẽ giúp bạn xem đối thủ đang nói tới những điều gì nhất. Các đối thủ thuộc Top tìm kiếm từ khóa đó, có nghĩa là Google đang đánh giá cao về việc thỏa mãn mong muốn của người dùng ở từ khóa đó.

len-outline-content
Hình 4: Quy trình lên outline content chuẩn

Bước 2: Xem layout của 10 TOP đầu, chi tiết hơn cần liệt kê ra heading của 10 TOP đầu tiên

Outline content là gì và tại sao bạn phải quan tâm đến những đối thủ thuộc top 10 tìm kiếm. Chỉ đơn giản là 10 đối thủ TOP đầu tiên là tổng hợp danh sách bài viết  mà Google yêu thích nhất cho từ khóa đó.

Khi bạn tham khảo bài viết của đối thủ, bạn có thể chọn một trong hai cách sau:

  • Chọn theo đúng content của đối thủ, nếu như đối thủ trùng concept nhau nhiều. Vì đó có thể là concept tốt nhất của từ khóa này mà Google yêu thích, tín nhiệm.
  • Chọn concept theo như concept xuất hiện nhiều lần nhất, ngoài ra bạn cũng có thể thêm các concept khác mà bạn cho rằng đó là thông tin hữu ích cho người dùng.

Bước 3: Lên Heading

Sau khi thống kê tất cả những mục chính cần đưa vào bài, tiếp đến hãy bắt đầu brief Heading dựa trên các dữ liệu từ bước 1 và 2. AZSEO cũng có một vài lưu ý dành cho bạn khi viết heading như sau:

  • Heading 2: nên chứa 70% từ khoá và từ khoá phụ, còn lại 30% chứa LSI keywords (từ khóa cùng nghĩa).
  • Heading 3: nên chứa 85-90% LSI keywords, còn lại 10-20% từ khóa chính và khoá phụ.

Bước 4: Brief Meta Title, Meta Description và Heading 1

Outline content là gì? Trong quá trình lên outline bạn không nên bỏ qua những lưu ý dưới đây và meta title, Meta Description và Heading 1.

Meta title cần chứa concept chính bạn muốn truyền tải cho khách hàng. Số ký tự trong mục title cần đúng theo như quy định. Bạn có thể check bằng các công cụ hổ trợ SEO để xem hiển thị đúng hay chưa nhé.

Title nên đánh vào vấn đề ngay để thu hút người tìm kiếm. Ví dụ như TOP 10 địa điểm du lịch miễn phí không thể bỏ qua…

Ngoài ra bạn cũng có thể thêm một số ký tự đặc biệt cho title để làm nổi bật hơn. Đặc biệt, từ khóa chính (keyword) nên xuất hiện ở nửa đầu của title, nửa sau thể hiện nội dung câu dẫn để thu hút khách hàng, từ tò mò đến click chuột để khám phá.

Đối với Meta Description nên mô tả một cách ngắn gọn, cô đọng nội dung bài viết. Và đừng quên cần đề cập đến từ khóa chính và từ khóa phụ (nếu có) nhé. Đây là phần nội dung mà có thể giúp người đọc nắm bắt vấn đề ngay cả khi click nên cần đánh trúng nhu cầu tìm kiếm ngay tại mục Meta Description.

ky-thuat-len-outline-content
Hình 4: Meta Title, Meta Description và Heading 1

Bước 5: LSI Keywords

Một yếu tố vô cùng quan trọng mà bạn không thể nào bỏ qua đó là LSI Keywords. Chất lượng LSI sẽ giúp cho content của chúng ta được đánh giá cao hơn. Mặc khó, việc SI keywords xuất hiện nhiều cũng khiến cho content của chúng ta chuyên sâu hơn. Từ đó, giúp cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn cho người dùng.

Một công cụ hữu ích để tham khảo LSI là Website Auditor, tìm kiếm dữ liệu 10 đối thủ của từng nhóm rồi lấy ra 40-80 LSI keyword để bổ sung vào Outline. Thường thì LSI là từ hay cụm từ xuất hiện khá nhiều trong bài của các đối thủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng Ahref để tìm thông tin của ngành ở nước ngoài cùng với Website Auditor.

Bước 6: Những nội dung bạn muốn người viết truyền tải thêm

Nắm rõ về Outline content là gì và mục đích chính của việc nó là cần thiết đối với người lên outline. Luôn sẽ có những nội dung chính, trọng tâm mà người viết cần phải nhấn mạnh hay truyền tải vào bài content. Đó có thể là cả bài hoặc là trong số Heading. Bạn có lưu ý cụ thể khi lên layout để đội content truyền tải đúng như ý của bạn vào bài viết.

Bước 7: Nguồn tham khảo

Ngoài ra, bạn cũng nên gắn những nguồn tham khảo cần thiết cho người biên soạn, để tránh việc đi lệch hướng bạn. Tốt nhất nên gắn từ 3 đến 4 bài nguồn khác nhau để cho người biên soạn dễ xào nấu thay vì chỉ 1-2 bài. Tuy nhiên, các bài viết nên có nội dung không trùng nhau để tránh gây rối cho người viết. Với những heading 2 thì cần có thêm 1-2 nguồn chi tiết liên quan đến nội dung để người viết tham khảo nhé.

Bước 8: URL

Để đảm bảo chất lượng của content, bạn nên cung cấp luôn cả URL cho người viết. Điều  này giúp tránh việc bê nguyên title là url. Tốt nhất là các Url nên chỉ từ 4-7 chữ và chứa từ khoá chính. 

Bước 9: Những yêu cầu khác

Bạn cũng nên nêu rõ những yêu cầu đặt ra cho bài content để người viết được nắm như: 

  • Quy định số lượng chữ tối thiểu hoặc tối đa của cả bài.
  • Quy định rõ số lượng chữ trong từng heading.
  • Mật độ từ khóa xuất hiện chiếm bao nhiêu %  là chuẩn, xuất hiện chỗ nào nhiều, chỗ nào ít và mấy lần.
  • Bôi đậm, in nghiêng ở những cụm từ hay nội dung nào.

Hy vọng với những chia sẻ của AZSEO, bạn đã hiểu được outline content là gì? và các bước được xây dựng một outline hấp dẫn. Nếu như bạn cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào về SEO hay Digital Marketing, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0902446660. AZSEO luôn mong muốn đem lại chiến lược kinh doanh hiệu quả cho bạn.