Platform thường được biết đến với vai trò là một nền tảng dùng trong lập trình. Ngày nay các mô hình kinh doanh trên nền tảng Platform ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết về Platform cũng như ứng dụng của các mô hình Platform. Vậy Platform là gì? Hãy cùng với AZSEO tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Nội Dung Bài Viết
Platform là gì?
Platform là một nền tảng bắt buộc cần phải có trong tất cả các quy trình phát triển phần mềm. Thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các công nghệ được sử dụng làm nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng hay các quy trình công nghệ. Mỗi Platform sẽ có chức năng và vai trò riêng. Ngoài ra còn có thể hỗ trợ cho quá trình phát triển phần mềm bằng một vài chức năng cấp thấp.
Bạn đang tìm đơn vị thiết kế website uy tín tại HCM – Hãy đến với Azseo để nhận tư vấn và hổ trợ tốt nhất.
Những nhân tố cấu thành Platform
Phần cứng đơn
Thường có sự xuất hiện của các hệ thống nhúng nhỏ. Trong trường hợp này phần cứng đơn không cần có sự hỗ trợ từ hệ điều hành mà vẫn có thể truy cập trực tiếp vào phần cứng.
Ứng dụng
Các ứng dụng của Platform đều rất đa dạng. Ví dụ: xử lý các văn bản, lưu trữ dữ liệu, phần mềm, các trang tính,…
Trình duyệt
Khi phần mềm được được tạo ra từ các nền tảng bao gồm những trình duyệt: Chrome, Cốc Cốc, Microsoft Edge, FireFox,…
Máy ảo
Nhân tố được sử dụng để phiên dịch tất cả các ứng dụng thành các định dạng cụ thể giống như mã máy. Sau đó sẽ tiến hành thực thi các ứng dụng.
Framework
Nơi cung cấp các chức năng đã được thiết kế sẵn dành cho các ứng dụng.
Sự khác biệt giữa mô hình kinh doanh truyền thống và Platform
Mô hình kinh doanh truyền thống
- Mô hình bán lẻ, phân phối
Nhà kinh doanh, sản xuất sẽ cung cấp, phân phối sản phẩm của mình qua hệ thống các cửa hàng, dịch vụ giao hàng. Họ là người chủ sở hữu, quản lý và duy trì trực tiếp các mối quan hệ với khách hàng.
Nhà kinh doanh có quyền quyết định từ giá cả, vị trí của các sản phẩm cho đến cách thức dự trữ sản phẩm. Đặc biệt là họ trả lương cho nhân viên.
Tuy nhiên, mô hình này không có khả năng kết nối các cộng đồng khác để cùng giao dịch.
- Mô hình sản xuất
Các nhà sản xuất cần phải mua nguyên liệu, sản xuất sản phẩm. Tìm kiếm các kênh phân phối và bán chúng thông qua các nhà bán lẻ.
Đặc biệt là các mô hình kinh doanh truyền thống đều có thể trở thành một Platform, hoặc có thể sử dụng mộ và chức năng của nó ứng dụng vào cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Platform
Giống như một nền tảng kết nối, Platform cho phép người mua liên hệ với người bán. Các giao dịch diễn ra trực tiếp với cả hai bên.
Platform không có khả năng định giá cho các sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Nó chỉ được coi như một công cụ trung gian để thực hiện việc trao đổi. Sản phẩm sẽ được định giá trực tiếp bởi người mua lẫn người bán thực tế.
Các loại hình Platform hiện nay
Software Platform
Một nền tảng phần mềm có thể là một hệ điều hành, hay một môi trường lập trình nhất định nào đó. Có ảnh hưởng rất lớn tới tính năng của các thiết bị điện tử.
Một số nền tảng Software platform phổ biến là:
- Microsoft Windows (x86, x64)
- Linux (x86, x64, PowerPC)
- Mac OS X (PowerPC, x86)
- OS/2, eComStation
- AmigaOS (m68k), AROS (x86, PowerPC)
Hardware Platform
Mỗi thiết bị công nghệ thường có phần cứng và phần mềm. Hardware Platform là phần cứng nói chúng của các thiết bị công nghệ. Cụ thể:
- Ở máy tính: CPU, RAM, hệ điều hành win
- Ở điện thoại thông minh: Các bộ vi xử lý
Social Platform
Nền tảng giúp người dùng xây dựng các trang web riêng, cho phép người dùng có thể phát triển và quản lý các dịch vụ về truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram,… Các thiết bị thông minh nếu muốn hoạt động bình thường bắt buộc phải có phần cứng.
Social platform hỗ trợ một số tính năng nổi bật phải kể đến như:
- Tối ưu các ứng dụng khác.
- Tối ưu giao diện lập trình ứng dụng (API).
- Tối ưu bảng điều khiển quản trị phụ trợ giúp quản lý tất cả cơ sở người dùng và tùy chọn.
Cloud Computing Platform
Nơi cung cấp các giải pháp thay thế để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ cho các doanh nghiệp. Dựa trên dịch vụ điện toán đám mây có khả năng phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, lưu trữ được các ứng dụng trình duyệt trên web, di động nhớ vào các dịch vụ Cloud Hosting, Cloud Server.
Digital Marketing Platform
Nền tảng kỹ thuật số cho phép các cá nhân hay, nhãn hàng, thương hiệu chạy các chương trình cụ thể như quảng cáo website, banner, ứng dụng hoặc một video quảng cáo ngắn. Những hoạt động này được diễn ra liên tục không ngừng nghỉ trên nền tảng kỹ thuật số.
Business Service Platform
Nền tảng công nghệ được ứng dụng để kinh doanh. Ví dụ: Now, shopee food, Grab,…
Customer Data Platform (CDP) là gì?
Cho phép tổng hợp dữ liệu, so sánh hồ sơ khách hàng nhằm tìm ra sự giống nhau giữa các đối tượng. Phân tích khách hàng, đưa ra chiến lược trong kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo,… là một công cụ được thiết kế chuyên sử dụng cho hoạt động tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay. CDP hoạt động ẩn danh và có thể hoạt động tự động mà không cần công cụ hỗ trợ.
AI Platform
Nền tảng trí tuệ nhân tạo, nơi mà trí thông minh của các loại máy móc được dùng để làm việc, học tập, lý luận,… thay thế con người. Các ứng dụng của AI được sử dụng các hệ thống chuyên gia như nhận biết bằng giọng nói và thị giác có khả năng mô phỏng nhận thức con người.
IoT Platform
Trên thực tế, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ Platform là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp. Tuy nhiên, vẫn có những công cụ giúp giảm bớt sự phức tạp. Khi việc triển khai và kết nối các thành phần có vai trò như một trung tâm quan sát cho phép con người hình dung toàn bộ mạng – đó là IoT Platform.
Blockchain Platform
Hệ cơ sở dữ liệu lưu trữ và truyền tải thông tin trong các khối (block) được liên kết chặt chẽ với nhau bằng mã hóa. Đặc biệt, các khối này được quản lý trực tiếp bởi những người tham gia hệ thống thay vì qua các đối tượng quản lý trung gian.
Một vài ví dụ về blockchain platform: Ethereum, Cardano, NEO, EOS, Blockchain…
Những nền tảng Platform trong lĩnh vực Mobile
Trong lĩnh vực Mobile những nền tảng Platform thường được được mọi người biết đến và gọi với các tên hệ điều hành: Android, IOS, Blackberry, Windows Phone,… Để hiểu rõ hơn thì hãy cùng AZSEO tìm hiểu kĩ hơn qua những đặc điểm sau.
Nền tảng Android
Một trong những nền tảng Platform phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Được viết bởi các lập trình viên và được phát hành ở dạng mã nguồn mở, do đó Android đang ngày càng được tối ưu hóa và bổ sung nhiều tính năng độc đáo.
Một số ưu điểm của nền tảng Android:
- Dễ sử dụng do vận hành theo mã nguồn mở.
- Các lập trình viên được phép điều chỉnh hệ điều hành.
- Được phân phối một cách tự do.
Nền tảng IOS
Được sử dụng phổ biến trên các thiết bị di động của Apple: Iphone, Ipad. Khi viết ứng dụng trên các thiết bị thông minh này, các lập trình viên của Apple lựa chọn Platform IOS để hỗ trợ cho việc lập trình các sản phẩm công nghệ của mình.
Nền tảng Blackberry
Các sản phẩm có mặt trên nền tảng này đều được do hãng Research In Motion (RIM) thực hiện và phát triển. Cung cấp các sản phẩm có khả năng thực hiện đa nhiệm vụ.
Nền tảng Windows Phone
Là hệ điều hành của Microsoft dành cho các dòng smartphone của mình. Nơi tập trung phát triển các marketplace giúp Microsoft có thể bán sản phẩm tới tay khách hàng.
Một giao diện người dùng có tên Modem được Microsoft phát triển có khả năng liên kết phần cứng và phần mềm với thiết bị của hãng khác một cách dễ dàng.
Trên đây là những thông tin mà AZSEO cung cấp nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm Platform là gì? Cùng với đó là các loại hình Platform đang được ưa chuộng hiện nay. AZSEO hi vọng rằng thông qua bài viết bạn đọc đã có thể giải đáp thắc mắc cũng như hiểu rõ hơn về nền tảng Platform.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với AZSEO – đơn vị chuyên các website dành riêng cho các doanh nghiệp. Nơi cung cấp các giải pháp về website – hosting – VPS uy tín hàng đầu để giải đáp các thắc mắc nhé !