Quảng cáo Google Display Network (Google GDN)

Google GDN là một hệ thống mạng lưới gồm những trang web là đối tác của Google. Mọi người có thể sử dụng quảng cáo Google Display Network (Google GDN) để quảng cáo banner cho các dịch vụ, sản phẩm của mình. Để hiểu thêm về Google GDN, hãy cùng Azseo khai thác thông tin trong bài viết này. 

1. Quảng cáo Google Display Network là gì?

Quảng cáo Google Display Network (Google GDN) là một trong những nhánh quảng cáo Google ADS. Loại hình quảng cáo này chính là đặt quảng cáo trên hệ thống mạng lưới gồm nhiều trang web trên Internet được xem là đối tác của Google. GDN cũng là một đối tác của Google. Nó cho phép các nhà quảng cáo đặt những banner quảng cáo về dịch vụ, sản phẩm của mình lên các website thông qua Google. 

quang-cao-google-gdn
Quảng cáo GDN giúp tiếp cận mọi người kể cả khi họ đang xem video, tìm kiếm thông tin trên website

2. Ưu điểm và nhược điểm quảng cáo hiển thị Google

Ưu điểm:

  • Quảng cáo Google Display Network (Google GDN) có độ bao phủ rộng nên Ads của mọi người sẽ có tần suất xuất hiện và lượt click vào cao hơn.
  • Khi sử dụng GDN, khách hàng sẽ nhìn thấy Ads của bạn ngay cả khi họ không tìm kiếm bằng Google.
  • Giúp mọi người tiết kiệm chi phí. Mức giá CPC của Google Display Network thường rẻ hơn nên chúng ta vẫn có thể nhắm tới các đối tượng khách hàng tiềm năng mà không cần chi ra số tiền khổng lồ. 
  • Khi sử dụng Google Display Network thì người dùng có thể trả phí qua hình thức CPM (cost per mile). Theo hình thức này, các nhà quảng cáo sẽ trả chi phí dựa trên mỗi lần 1000 view thay vì phải trả cho mỗi lần click. Như thế có thể tiết kiệm chi phí và tăng thêm ROI bằng Ads cực kỳ hiệu quả. 

Nhược điểm:

  • Người dùng không thể kiểm soát về việc website nào sẽ hiển thị Ads của mình.
  • Nội dung ads không có liên quan gì tới website của người dùng.
  • Người dùng không thể điều chỉnh các hành vi của khách hàng.

3. Cách thức hiển thị của quảng cáo Google Display Network

  • Hiển thị Ads dưới dạng chữ. Ads ở dạng chữ sẽ gồm có phần tiêu đề và 2 nội dung. Nó cho phép phía nhà quảng cáo có thể sáng tạo nhiều loại nội dung và copy thì tạo ra nhiều lượt click nhất.

Khi cài đặt chiến dịch quảng cáo google đừng quên thêm các tiện ích để giúp tối ưu hóa quảng cáo nhé.

hien-thi-quang-cao-gdn
Quảng cáo hiển thị dạng chữ 
  • Hiển thị Ads dưới dạng hình ảnh. Hình ảnh số liệu sẽ được phủ kín kích thước Ad ở ngay trên website hiển thị. Chúng ta có thể thêm vào đó hình ảnh của khách hàng, màu nền và bố cục trên các hình ảnh Ads.
hien-thi-quang-cao-gdn-1
Quảng cáo ở dạng hình ảnh 
  • Trong trường hợp hiển thị dưới dạng Ads Media thì có thành phần sẽ có thể hoạt họa, tương tác hoặc Ads có sự thay đổi theo từng đối tượng cũng như cách mà họ tương tác với Ads.
  • Hình thức hiển thị khác là Ads video. Hình thức này trở nên phổ biến khi Youtube góp mặt trong danh sách của Display Network. Chúng ta cũng có thể sử dụng AdWords để đặt Ads ở bên cạnh các video của Youtube. 

4. Định dạng quảng cáo Google mạng hiển thị

  • Dạng quảng cáo đáp ứng: Dạng quảng cáo này sẽ tự động điều chỉnh để phù hợp với không gian quảng cáo đã có sẵn. Chúng ta chỉ việc thiết kế 1 ảnh có tỉ lệ 1:1,9 bằng một ảnh có tỷ lệ 1:1. Kích thước tối đa của ảnh là 1200 x 1200 và 1200 x 628. Bên cạnh đó cần thiết kế thêm 2 ảnh biểu trưng có tỷ lệ 1:4 và 1:1. Như vậy sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian thiết kế và chi phí. 
  • Quảng cáo dưới dạng Google hình ảnh: sẽ bao gồm 15 size chuẩn 300×600, 160×600, 300×250, 120×600, 250×250, 320×100, 728×90, 970×90, 970×250, 200×200, 240×400, 120×240, 320×50, 468×60. 

5. 3 loại chiến dịch hiển thị trong Google Display Network

5.1. Chiến dịch hiển thị chuẩn

Đây là một chiến dịch thủ công của quảng cáo Google Display Network (GDN). Chúng ta sẽ cài đặt rồi nhắm mục tiêu của mình, đảm bảo phân phối quảng cáo được tới đúng đối tượng, thời gian, vị trí mà chúng ta mong muốn.

5.2. Chiến dịch hiển thị thông minh

Nó sẽ cung cấp cho các bạn một giải pháp vừa thông minh lại đơn giản. Nó giúp các bạn quản lý tốt được những biến số phức tạp từ quảng cáo hiển thị hình ảnh. Ngoài ra, chiến dịch này cũng giúp chúng ta mở rộng cơ sở khách hàng một cách dễ dàng, có thêm nhiều lượt chuyển đổi mới.

Các bạn nên sử dụng chiến dịch hiển thị thông minh của quảng cáo Google Display Network (GDN) trong mọi định dạng ở Mạng hiển thị của Google. Từ đó tiếp cận thêm người mua tại tất cả những giai đoạn trong toàn bộ chu kỳ mua. 

5.3. Chiến dịch hiển thị quảng cáo trong Gmail

Chiến dịch hiển thị quảng cáo trong Gmail là một dạng quảng cáo xuất hiện tại hộp thư đến của bạn, các tab Quảng cáo và Xã hội. Nếu chúng ta nhấp vào một trong những quảng cáo này nó sẽ mở rộng ra giống như một email. 

Khi được mở rộng, quảng cáo hiển thị Google có thể gồm hình ảnh, biểu mẫu nhúng hoặc video. Nó có tác dụng kết nối bạn tới những khách hàng tiềm năng ở định dạng cá nhân.

Tham khảo thêm: Top 8 Cách tối ưu quảng cáo Google AdWords để giúp quảng cáo hiển thị tốt hơn.

chien-dich-quang-cao-google-gdn
Chiến dịch hiển thị bên trong Google Display Network

6. Mẹo chạy quảng cáo Google GDN (Google display network) hiệu quả

  • Hãy bắt đầu việc tiếp thị lại: Làm như thế bạn sẽ kết nối được những khách hàng trước đây đã tương tác với website, ứng dụng dành cho thiết thiết bị di động của bạn. Nó cũng cho phép bạn đặt các quảng cáo chiến lược trước các đối tượng này khi mà họ duyệt qua các trang web đối tác của Google hoặc chính Google. 
  • Nên sử dụng các vị trí bạn  được quản lý: Điều này giúp bạn lựa chọn chính xác những trang web mà bạn muốn hiển thị quảng cáo của mình ở đó. 
  • Xây dựng được một chiến lược giá thầu thông minh: Bạn không nên đưa ra giá thầu nhỏ nhất. Làm như thế sẽ khiến cho quảng cáo của bạn khó có thể hiển thị. Từ đó làm cho số lượt hiển thị bị ít đi và làm cho kết quả đo lường không còn chính xác. 
  • Chú trọng vào thông điệp ở banner: Để chạy quảng cáo hiệu quả thì CTA cần phải rõ ràng, nổi bật thì tỷ lệ click vào xem mới tăng cao. Tuyệt đối không dùng mẫu quảng cáo Text Only vì tỷ lệ thành công của loại định dạng này không cao. 

7. 3 lỗi chạy quảng cáo Google hiển thị (Google Display Network) cần tránh

Tác bạch ngân sách giữa quảng cáo Ads và quảng cáo GDN

Điều này sẽ giúp các bạn không gặp phải tình trạng chú trọng quá nhiều ngân sách cho Ads search, làm cho việc quảng cáo GDN không được hiệu quả và ngược lại. 

Không nên để quá nhiều lựa chọn ở trong một chiến dịch quảng cáo Google Display Network

Việc chúng ta đưa quá nhiều mục tiêu vào một nhóm quảng cáo sẽ gây rắc rối khi quản lý và theo dõi các chiến dịch. Nó cũng gây khó khăn khi các bạn xác định nhóm khách hàng tiềm năng của mình. 

Không quảng cáo Google Display Network ở trên mobile app

Vì đối tượng tập trung trên đây thường ở lứa tuổi vị thành niên nên việc quảng cáo ở đây không những không hiệu quả mà còn tốn kém ngân sách. 

Quảng cáo Google Display Network (Google GDN) chính là chiếc chìa khóa cho chiến lược quảng cáo tổng thể của bạn. Nếu các bạn còn gặp bất cứ khó khăn hay có thắc mắc gì khi tạo chiến dịch quảng cáo Google Display Network thì hãy liên hệ ngay với Azseo để được hỗ trợ nhé!