Subdomain là gì? Tất cả những gì bạn cần biết về subdomain

Subdomain quá quen thuộc với những người thiết kế website. Khái niệm này dùng để chỉ tên miền phụ của website. Vậy chính xác Subdomain là gì? Nó có tác dụng gì? Mục đích sử dụng của subdomain là gì? Bài viết sau Azseo sẽ chia sẻ tất tần tật về Subdomain để bạn hiểu hơn. Cùng theo nhé.!

1. Subdomain là gì?

Subdomain là khái niệm dùng để chỉ tên miền phụ của website. Tên miền này được tách ra từ tên miền chính, có cùng tên với tên miền chính nhưng hoạt động độc lập và tách biệt hoàn toàn như một website khác.

Ví dụ như tên miền chính là azseo.com. Khi tạo thêm một subdomain sẽ có thể đặt tên là review.azseo.com.

Bằng cách này, bạn có thể tạo ra một website mới hoàn toàn và hoạt động riêng biệt với website chính mà không mất chi phí đăng ký tên miền.

Bạn có biết: Sự khác nhau thực sự giữa subdomain và domain là gì không?

subdomain-la-gi
Subdomain là gì?

2. Mục đích sử dụng của subdomain

Thông thường, subdomain thường được tạo ra với các mục đích chính gồm:

2.1 Tạo website riêng dành cho một nhóm đối tượng nhất định

Thông thường, việc tạo ra tên miền phụ thường nhắm đến mục đích phục vụ một đối tượng cụ thể. Nó thường được các doanh nghiệp lập ra để tập trung phục vụ cho một nhóm đối tượng khách hàng đặc biệt muốn hướng tới.

Việc này sẽ giúp đối tượng khách này dễ dàng tiếp cận thông tin và lựa chọn các sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Họ cũng không bị lẫn trong một kho tàng thông tin rộng lớn như ở tên miền chính.

2.2 Chia blog hoặc trang thương mại điện tử tách khỏi website chính

Những doanh nghiệp đa ngành nghề thì việc dùng subdomain sẽ là một biện pháp cực kỳ hữu ích. Đó có là một trang blog để chia sẻ thông tin. Hoạc là trang thương mạng điện tử với việc chia nhỏ các mặt hàng cụ thể.

2.3 Tạo trang web dành riêng cho giao diện mobile

Thông thường, giao diện sử dụng trên máy tính sẽ được thiết kế để có thể hiển thị trên mobile. Tuy nhiên, việc khác biệt về kích thước màn hình hiển thị sẽ đòi hỏi trang web cần có những điều chỉnh phù hợp. Vì thế, subdomain được dùng để tạo website phù hợp với giao diện trên điện thoại.

2.4 Tiết kiệm chi phí

Khi sử dụng Subdomain, bạn hoàn toàn không mất phí. Vì thế, bạn có thể tạo ra nhiều website mới mà không cần phải đăng ký tên miền. Điều này giúp tiết kiệm cho bạn một khoản chi phí đáng kể.

Ngoài ra, bạn có thể thiết kế trang subdomain tương đồng với trang domain chính. Việc này cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí khi thuê đơn vị thiết kế website.

sub-domain-la-gi-vi-sao-website-can-co-sub-domain
Khi sử dụng Subdomain, bạn hoàn toàn không mất phí. 

3. Khi nào bạn nên sử dụng Subdomain

Bạn nên tạo một trang subdomain trong những trường hợp sau:

3.1 Doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới

Một dòng sản phẩm mới vừa ra mắt sẽ là đối tượng rất phù hợp để tạo nên một trang subdomain riêng. Tệp khách hàng của sản phẩm này sẽ dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin liên quan mà không cần truy cập vào domain chính để lọc thông tin.

Việc tạo subdomain cũng giúp hỗ trợ đắc lực trong việc tạo nên một chiến dịch hay một nội dung thử nghiệm mới. Kết quả thu được từ việc này sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá hiệu quả và có hướng đi phù hợp.

3.2 Quản lý, hỗ trợ các trang web tối đa nhất

Subdomain giúp doanh nghiệp quản lý từng nhóm sản phẩm cách hiệu quả. Việc quản lý cũng diễn ra quy củ và gọn gàng hơn. Ngoài ra, việc bảo mật cũng được tốt hơn.

3.3 Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu

Tên miền phụ giúp doanh nghiệp tập trung vào một nhóm khách hàng đặc biệt. Và nó hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các chiến dịch quảng cáo phù hợp cho thương hiệu mới xây dựng. Ngoài ra, việc tạo subdomain cũng dễ dàng tận dụng lượng truy cập và làm SEO hiệu quả hơn.

mot-vai-luu-y-ve-subdomain
Subdomain cũng dễ dàng tận dụng lượng truy cập và làm SEO hiệu quả hơn.

4. Một Domain chính tạo được tối đa bao nhiêu subdomain?

Về cơ bản, một domain chính có thể tạo không giới hạn subdomain. Tuy nhiên, thực tế, khi tạo lập subdomain còn tùy thuộc vào cấu hình của domain chính. Đồng thời, số lượng subdomain cũng tùy thuộc vào cấu hình máy DNS của tên miền đang lưu trữ cũng như giải băng thông của máy chủ hiện tại.

5. Một vài lưu ý về subdomain

Khi tạo subdomain, bạn cần lưu ý những điều sau:

5.1 Quản lý chặt chẽ các subdomain tránh bị giả mạo

Nếu một subdomain bị tố cáo hoặc bị spam thì các tên miền phụ khác cũng dễ gặp nguy hiểm, Vì thế, bạn cần thận trọng và quản lý chặt chẽ tránh tình trạng subdomain bị tấn công giả mạo.

5.2 Subdomain yêu cầu quản trị xây dựng nhiều hơn

Việc xây dựng subdomain sẽ đỏi hòi phải xây dựng và quản trị website nhiều hơn. Vì thế, bạn cần lưu ý điều này khi xây dựng subdomain.

5.3 Khó tạo ra hình ảnh thương hiệu nhất quán

Mặc dù giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá sản phẩm mới nhưng tên miền phụ cũng dễ khiến bạn khó xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán.

5.4 Subdomain ảnh hưởng đến SEO

Thuật toán của Google ngày nay đã khiến nó nhận dạng domain và subdomain gần giống nhau. Điều này vô tình khiến ảnh hưởng đến việc SEO website.

Subdomain có thể ảnh hưởng đến việc SEO website.

Bài viết này chúng tôi đã làm rõ subdomain là gì cũng như tất tần tận những thông tin liên quan. Nếu cần tư vấn thêm về subdomain cũng như những vấn đề liên quan đến việc thiết kế website, mời các bạn tham khảo thêm trên https://azseo.vn/. Hoặc liên hệ hotline 0902446660 để được hướng dẫn cụ thể nhé!