Thẻ Canonical là gì? Lưu ý khi sử dụng thẻ Canonical Tag trong SEO

Khi các nội dung trên các trang web bị trùng lặp, các seoer thường sử dụng thẻ Canonical để khắc phục tình trạng trùng lặp này. Tuy nhiên, còn nhiều bạn chưa hiểu rỏ về thẻ Canonical là gì? Cũng như những lưu khi sử dụng thẻ Canonical trong SEO.

Chính vì vây, trong bài viết này Azseo sẽ hiểu rỏ hơn về câu hỏi trên. Hãy cùng theo dõi và tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhé!

canonical-la-gi

Thẻ Canonical là gì?

Thẻ Canonical được sử dụng như công cụ ngăn chặn, khai báo các nội dung bị trùng lặp hoặc bị duplicate trên website. Công cụ tìm kiếm sẽ phân biệt được đâu là URL chứa nội dung gốc và đâu là url chứa nội dung trùng lặp mà người dùng muốn khai báo với Google để công cụ tìm kiếm không thu thập dữ liệu của trang trùng lặp.

Nếu trang web của bạn chứa một vài nội dung trùng lặp, bạn lựa chọn thẻ “canonical”. Sau đó, công cụ tìm kiếm vào đó sẽ hiểu và giải quyết được vấn đề bị trùng lặp của trang web.

Vị trí đặt thẻ Canonical ở đâu?

Thẻ Canonical chuẩn sẽ được đặt trong cặp thẻ <head></head> của website. Cú pháp chuẩn thẻ Canonical: “<link rel=”canonical” href=”https://example.com/” />”.

Đối với các website được thiết kế bằng mã nguồn WordPress bạn có thể tạo thẻ Canonical tự động và rất dễ dàng thay đổi.

vi-tri-canonical

Hướng dẫn thiết lập Canonical đơn giản với plugin Yoast SEO trong wordpress

Hiện tại, số lượng website được thiết kế bằng mã nguồn wordpress khá nhiều, và nhiều chuyên gia SEO cũng đánh giá website thiết kế bằng wordpress hổ trợ SEO khá tốt bởi có nhiều Plugin hổ trợ SEO. Trong đó, phải nói đến plugins Yoast SEO – Plugins hổ trợ khá tốt cho SEO website và hổ trợ tạo thẻ Canonical khá đơn giản.

plugin-yoast-seo

Các bước tạo thẻ Canonical với Yoast SEO như sau:

  • Cài đặt Plugins Yoast SEO – Kích hoạt Plugin
  • Bạn vào phần chỉnh sửa của bài viết cần dùng đặt thẻ Canonical.
  • Bạn kéo xuống phần thiết lập SEO của Yoast SEO cho bài viết.
  • Bạn click vào phần “nâng cao” trong Yoast SEO.
thiet-lap-canonical-voi-yoast-seo
  • Bạn đặt url gốc vào thẻ canonical. Như vậy là việc bạn tạo thẻ Canonical đã thành công rồi đấy.
canonical-voi-yoast-seo

Các lỗi thường gặp khi sử dụng thẻ Canonical Tag trong SEO

Việc sử dụng thẻ Canonical rất tiện lợi nhưng cũng dễ gây cho Seoer khá nhiều sai sót đặc biệt là seoer mới. Một khi những sai sót này xuất hiện sẽ làm cho trang web và quá trình SEO website của bạn bị đảo lộn thậm chí gặp khó khăn trong việc nâng cao thứ hạng. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những sai lầm mà SEOer dễ bị mắc phải khi sử dụng công cụ này:

Chặn URL đã chuẩn hóa 

Nếu như bạn đã chặn URL đã chuẩn hóa trong robots.txt thì Google sẽ không thể thu thập được dữ liệu. Chính vì vậy, Google sẽ không thấy được bất kỳ thẻ Canonical Tag nào ở trong URL đã được chặn trong Robots.txt. Vì vậy Google lúc này sẽ không thể chuyển hóa được “link equity” từ Non-Canonical sang Canonical. Vì vậy, trước khi áp dụng thẻ Canonical bạn cần kiểm tra url có bị chặn trong robots.txt không? Rồi hãy tiến hành cho thẻ canonical vào url.

Biến URL đã chuẩn hóa trở thành noindex

Thẻ Canonical và việc bạn đặt url thành noindex là 2 trường hợp hoàn toàn khác biệt nhau. Vì vậy, bạn không nên sử dụng 2 yếu tố này trên cùng môt url, vì khi đó google ưu tiên thẻ Canonical hơn so với thẻ noindex.

Trường hợp bạn muốn sử dụng cả 2 yếu tố này, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng 301 redirects để đạt hiệu quả nhất.

Đặt mã HTTP 4XX cho URL gốc

Google sẽ không thể nhìn thấy Canonical Tag để chuyển link quity thành url gốc khi đặt mã HTTP 4XX cho URL gốc. Việc này cũng tương tự với trường hợp bạn đặt  URL đã chuẩn hóa trở thành noindex. 

Canonicalizing các Paginated Page đến Page gốc

Bạn không nên triển khai Canonical URL đến các paginated page gốc cho các paginated page. Chúng ta nên sử dụng thẻ Tag tự tham chiếu tại những trang web này.

Chẳng hạn như page số 1 không có nội dung tương tự như page số 2. Page số 2 dùng rel=canonical muốn trỏ đến page số 1 sẽ không được công nhận. Đồng thời, page số 2 sẽ bị đánh giá là sử dụng rel = canonical không đúng cách.

Người lập trình cũng nên cân nhắc sử dụng thẻ rel=”prev” và rel=”next” để phân trang. Tuy nhiên, cấu trúc này đã không được sử dụng phổ biến trên Google. 

Có quá nhiều thẻ rel=canonical 

Google sẽ dễ bỏ qua tất cả nếu có quá nhiều thẻ rel = canonical. Một trong những lý do của việc này là thẻ được cập nhật vào hệ thống tại các điểm khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều plugin có tùy chọn ghi đè.

Việc này có thể đảm bảo cho chúng trở thành nguồn duy nhất cho Canonical URL. Cũng có một số trường hợp thẻ rel = canonical được cập nhật bởi JavaScript. Khi URL gốc không xuất hiện trên HTML thì Google sẽ chấp nhận tình huống này.

Tiếp theo, bạn hãy thêm thẻ rel = canonical với JavaScript. Khi HTML đã có thẻ, người lập trình sẽ tiếp tục hoán đổi page khác bằng JavaScript. 

Đặt sai vị trí thẻ rel=canonical

Thẻ Rel = canonical đúng sẽ được đặt trong cặp thẻ <head> </head> của website và sẽ được google chấp nhận. Nếu bạn đặt thẻ Rel = canonical trong thẻ <body> thì google sẽ rất dễ bỏ qua thẻ này.

Những quy tắc cần lưu ý khi sử dụng thẻ Canonical Tag trong SEO

Một SEOer chuyên nghiệp phải hiểu được các quy tắc ngầm, nhất là trong xử lý thẻ Canonical. Những nguyên tắc đó sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong khi lập trình và tối ưu hóa website. Trong quá trình sử dụng Canonical Tag trong SEO bạn cần tuân thủ một số quy tắc dưới đây:

Sử dụng chữ thường đối với URL

Google coi các URL sử dụng chữ viết hoa và chữ viết thường là hai link hoàn toàn khác nhau. Chúng tôi khuyên bạn nên ưu tiên chữ viết thường trong link trang web của mình. Đồng thời, bạn sử dụng chữ viết thường trong link cho Canonical Tag.

Phiên bản miền HTTPS hay HTTP cần được sử dụng đúng

Bạn phải chắc chắn rằng mình đã không khai báo bất kỳ URL nào không phải SSL khi đã chuyển sang SSL. Nếu như bạn bị nhầm lẫn thì sẽ dẫn đến những sự việc không mong muốn. Người lập trình hãy đảm bảo rằng hãy luôn dùng phiên bản URL như sau:

  • <link rel=“canonical” href=“https://example.com/sample-page/”/>.

Trong trường hợp bạn không sử dụng HTTPS thì nên sử dụng dạng URL dưới đây:

  • <link rel=“canonical” href=“http://example.com/sample-page/”/>.

Canonical Tag tự tham chiếu

Nếu như Canonical có thể tự tham chiếu thì vẫn là lựa chọn tốt hơn mặc dù điều này không bắt buộc. Điều này sẽ khiến cho Google biết được bạn đang muốn index trang nào, link có cấu trúc ra sao khi index. Các CMS hiện nay đều có tính năng tự động thêm URL tự tham chiếu. 

Chúng ta vừa mới được tìm hiểu về thắc mắc “Thẻ Canonical là gì” của tất cả các độc giả. Mọi người có thể dựa vào những thông tin trên để tích lũy các kiến thức có liên quan đến thẻ Canonical. Trong quá trình cài đặt thẻ Canonical chúng ta phải thật chú ý để tránh các trường hợp xấu xảy ra.