Google Sandbox là gì? Cách hủy bỏ và rút ngắn thời gian sandbox

Google là công cụ tìm kiếm được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Và công cụ này có các thuật toán xếp hạng vị thứ “từ khóa”, vì vậy việc hiểu các thuật toán rất quan trọng với những người làm SEO.

Và một trong những thuật toán mà người làm SEO rất e ngại đó chính là Google Sandbox. Mặc dù đây là thuật toán có tần suất xuất hiện lớn nhưng không phải ai cũng biết về nó. Nếu chủ quan để website của mình bị dính lỗi này sẽ là thiếu sót của SEOer. Hãy cùng AZ SEO tìm hiểu Google Sandbox là gì? Cùng cách hủy bỏ và rút ngắn thời gian sandbox nhé!

Google Sandbox là gì?

Google Sandbox là một thuật ngữ sự kiểm soát của Google lên những website. Thuật toán này sẽ tham gia kìm hãm những website mới ra đời nhưng lại có thứ hạng cao một cách khác thường trên top kết quả tìm kiếm. Thực tế thì Google sẽ không kiểm soát website vĩnh viễn mà chỉ một thời gian nhất định. Theo đó, gã khổng lồ Google sẽ chờ bạn hoàn thiện nội dung web để đạt đúng yêu cầu là sẽ xem xét và hủy bỏ “án phạt”. Thời gian chuẩn bị để thoát khỏi vòng vây có thể là 2 tháng hoặc ngắn hơn hoặc dài hơn tùy vào khả năng khắc phục của bạn.

google-sandbox-1
Google Sandbox giống kiểu “cấm túc” trong SEO

Khi tạo ra một web mới các SEOer thường thêm một lượng lớn backlink để tối ưu web hay dồn ghép vào chính nội dung bài viết. Lập tức trình thu thập dữ liệu của Google sẽ chú ý điều này và săm soi để đưa vào Sandbox. 

Không phải ai cũng biết về sự tồn tại của Google Sandbox. Nhưng đây là một điều cần thiết để giúp kiểm soát thứ hạng của các website trên công cụ tìm kiếm. Nhờ đó, thuật toán sẽ giúp tăng tính trải nghiệm người dùng khi không phải tiếp cận với những web spam, kém chất lượng.

Tại sao Google lại áp dụng sandbox vào website?

Theo thông tin mà AZSEO cập nhật được, việc Google áp dụng thuật toán Google Sandbox lên các website mới tạo đều sẽ mang đến những kết quả tốt nhất cho người dùng.

Hướng đến kết quả và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng

  • Mục tiêu mà Google luôn hướng đến đó là mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Vì lẽ đó mà Google Sandbox ra đời như một tấm màn lọc nhằm đảm bảo mang đến cho người dùng những kết quả tìm kiếm tốt nhất và hiệu quả nhất.
  • Giúp loại bỏ khả năng tìm thấy những website kém chất lượng nhưng lại có thứ hạng rất cao trên trang kết quả tìm kiếm nhờ vào những thuật toán SEO quá đà như spam keyword, backlink,…

Mong muốn loại bỏ hoặc phạt các website kém chất lượng

  • Tốc độ index của Google so với những đối thủ cạnh tranh khác như Bing, Yahoo,… được xem là vượt trội hơn hẳn. Tuy nhiên với tốc độ index nhanh của Google cũng lại là nhược điểm lớn khi các SEOer mũ đen thường lợi dụng điều này để spam link.
  • Điều này sẽ giúp website kém chất lượng đó trở nên phổ biến và có thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm của Google.
  • Vì thế, Google Sandbox xuất hiện nhằm kiểm soát việc trục lợi này từ các SEOer mũ đen để phạt hoặc loại bỏ vĩnh viễn các website có dấu hiệu vi phạm. 
  • Tuy nhiên, Google Sandbox cũng “nương tay” với những trang web vô tình bị đối thủ chơi xấu và tạo điều kiện cho các SEOer này thay đổi chiến thuật, thuật toán của web trước khi bị Sandbox phạt vĩnh viễn.

Hiểu rõ được những lợi ích từ Google Sandbox sẽ giúp cho các SEOer đưa ra những phương hướng, thuật toán tốt nhất dành cho website của mình. Các thuật toán này cần đảm bảo được những yêu cầu cơ bản của Google để tránh tình trạng bị Sandbox phạt một cách vô cớ.

Dấu hiệu nhận thấy Website của bạn bị Google Sandbox là gì?

Có thể nói, Website bị phạt Google Sandbox gây ảnh hưởng khá lớn sự phát triển của Website. Chính vì vậy, việc nhận biết website bị Sandbox đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhận biết càng sớm việc khắc phục sớm sẽ giúp website sớm quay lại “đường đua” trên Google. Và dưới đây là một số hiệu rỏ nhất giúp bạn nhật biết website bị Sandbox dù là bạn không phải Seoer vẫn nhận ra được.

  • Website của bạn vẫn đang phát triển khá tốt với một lượng traffic (người truy cập) ổn định, nhưng đột nhiên bị giảm mạnh và kéo dài.
  • Những từ khóa mà bạn tìm kiếm không còn ở TOP Google, hay thậm chí cả tên doanh nghiệp, thương hiệu cũng không xuất hiện trên Google.
  • Từ khóa đứng mãi ở trang 2 dù đã tối ưu mọi cách.
  • Website có thể không có bất cứ kết quả nào khi kiểm tra trên google.

Cách kiểm tra website của bạn có bị Google Sandbox hay không?

Sau khi nắm được các dấu hiệu cơ bản để nhận biết website bị sandbox, công việc tiếp theo của bạn chính là kiểm tra xem website có thật sự bị sandbox hay không? Hay bị một nguyên nhân nào khác. Cách kiểm tra như sau:

  • Kiểm tra từ khóa, thương hiệu trên công cụ tìm kiếm Google và các công cụ khác.

Ngoài Google thì còn có các công cụ tìm khác như Bing, Coccoc… bạn tiến hành tìm kiếm từ khóa, thương hiệu trên các công cụ này. Nếu ở các công cụ tìm kiếm khác vẫn hiển thị bình thường trong khi Google thì không có. Điều này chứng tỏ website của bạn có khả năng bị Sanbox. (Cách này cũng không chính xác 100%, do các công cụ tìm kiếm có thuật toán xếp hạng khác nhau).

  • Kiểm tra url website trên Google với cú pháp “site: domain website”.

Một cách nhận biết website bị phạt Sanbox chính xác nhất đó chính là sử dụng cú pháp”site: URL domain”.

Bạn truy cập vào công cụ tìm kiếm Google, tiến hành gõ tìm kiếm với cú pháp “site: domain website”. Nếu kết quả trả về không có gì, điều này chắc chắn website của bạn đã bị phạt.

trang web bị sandbox
trang web bị sandbox
  • Kiểm tra trong webmaster tool

Đối với những bạn Seoer có lẻ đã quá quen thuộc với công cụ google webmaster tool phải không? Đây là công cụ tuyệt vời để bạn nhận biết website có bị phạt hay không?

Trường hợp website bị phạt Sanbox bạn sẽ nhận được Mail thông báo từ Google gửi về Mail đăng ký tạo tài khoản webmaster tool. Hoặc bạn có thể kiểm tra trong công cụ theo hướng dẫn. Trong mục “Lưu lượng tìm kiếm” bạn chọn “ Tác vụ thủ công” – đây là nơi Google thông báo về tất tần tật các hình phạt dành cho website và nguyên nhân kèm theo.

van-de-chat-luong-trang-web

Những lý do website bị Google Sandbox

Khi biết được google sandbox là gì bạn cần tìm hiểu những nguyên nhân khiến website bị dính thuật toán này. Và hiểu được đâu là nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm được cách giải quyết và thoát án phạt một cách nhanh nhất. Một số lý do chính dẫn đến website google sandbox có thể kể đến như:

  • Website của bạn chứa những nội dung sao chép hoặc có đường dẫn URL giống nhau: Yếu tố này được Google để ý số đầu tiên, nên bạn hãy chú ý khâu xây dựng nội dung sao cho chất lượng ngay từ đầu nhé. 
  • Trong thời gian ngắn lượng backlink tăng bất ngờ: Backlink là một trong những yếu tố xếp hạng vị thứ của Google. Nếu web của bạn sở hữu lượng backlink chất thì sẽ không ai có ý kiến gì. Những số lượng nhiều kèm theo chất lượng backlink “tệ” khả năng vào danh sách đen là rất lớn. 
  • Bên cạnh đó, ngoài 2 lý do trên cũng còn một số lý do khác. Đầu tiên phải kể đến là việc web tối ưu SEO On-Page kém hay các SEOer đã SEO quá đà cho website mới. Một nguyên nhân khiến web bị dính thuật toán Google Sandbox nữa là đối thủ đã chơi xấu bạn.
google-sandbox-2
Nói không với Spam hay sao chép nội dung
  • Lượng truy cập website giảm mạnh và không có dấu hiệu dừng lại

Một công cụ khác cũng sẽ giúp bạn nhận biết được website bạn đang gặp vấn đề đó chính là Google Analytics. Đây là công cụ giúp bạn theo dõi lượng truy cập website một cách chính xác nhất. Và theo đó, nếu lượng truy cập website bị giảm ở một thời gian dài thì đó chính là dấu hiệu giúp bạn nhận biết website đang gặp vấn đề.

google-xem-xet-website
Website bị giảm traffic trong thời gian dài

Tuyệt chiêu để hủy bỏ hoặc rút ngắn thời gian sandbox?

Mặc dù thật toán này của Google sẽ gây không ít phiền phức nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thoát khỏi nó. Thao tác như thế nào, câu trả lời nằm ở dưới đây nhé! 

Web được Index (lập chỉ mục) ngay lập tức

Khi đã bị soi thì thời gian phát triển web sẽ không được Google ghi nhận ngay cả khi website của bạn có thể đang hoạt động tốt. Nhưng nếu nó được Index (lập chỉ mục) thì tình hình sẽ thay đổi 360 độ. 

Hãy seach trên Google “site:yourdomain.com” để xem web đã được lập chỉ mục hay chưa. Nếu chưa thấy gì hãy thực hiện Index càng sớm càng tốt. Hãy đăng ký tên miền trên Google Search Console. Sau đó yêu cầu gã khổng lồ tìm nạp và hiển thị trang của bạn để tăng tốc độ cho quá trình này.

Tín hiệu từ social media

Tín hiệu từ social media thể hiện sự tin tưởng của Google dành cho trang của bạn. Chứng tỏ Web của bạn đang thu hút người dùng trên nhiều nền tảng khác nhau. Chạy quảng cáo trên mạng xã hội facebook là một cách để có được lượng truy cập vào website đơn giản.  Hãy sản xuất những nội dung chất lượng sau đó share và chạy quảng cáo trên facebook nhé.

Xác minh Google My Business (GMB)

Hãy yêu cầu Google gửi bưu thiếp đến nhà riêng hoặc nơi làm việc để xác minh GMB. Khi nhận được mã hãy nhập ngay để nhanh chóng xác minh địa chỉ của mình. Nếu không muốn người khác ghé thăm doanh nghiệp bạn có thể ẩn địa chỉ trên Google Maps.

Cách tạo Google maps cho doanh nghiệp miễn phí 100% bạn có thể xem TẠI ĐÂY.

Tăng Traffic cho website

Web muốn có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm của Google thì yếu tố lưu lượng truy cập rất quan trọng. Tham khảo một số phương pháp để cải thiện điều này nhé: 

  • Xây dựng và upload video lên YouTube với những chủ đề tương tự. Bởi mạng xã hội YouTube không có Sandbox nên xếp hạng của bạn sẽ tăng nhanh chóng trên nền tảng này. Từ đó lượng truy cập đến trang của bạn cũng tăng theo.  
  • Liên tục post bài tại các diễn đàn hay nhóm trên Facebook: Nếu việc chia sẻ về trang chủ của mình không hiệu quả bạn có thể share về các diễn đàn hay hội nhóm.
  • Tạo những bài Guest Post tại web hoặc blog của người khác. Thực tế thì đây cũng là một bí kíp để có được backlink “xịn”. Trước khi muốn thiết lập hệ thống liên kết hùng hậu hãy xây dựng niềm tin tuyệt đối từ Google.

Không nên dùng quá nhiều tác vụ trên website

Google cực nghiêm ngặt với những thư rác đến từ website mới. Trong thời gian bị săm soi này đừng cố lạm dụng SEO bởi nó rất dễ gây phản tác dụng. Chậm rãi và chắc chắn để xây dựng liên kết nền tảng một cách nhỏ giọt thay vì dốc sức tạo khối lượng lớn các liên kết.  

Khái niệm google sandbox là gì và cách phá vỡ các hiệu ứng sandbox thực ra không hề khó phải không nào? Đừng ngại đầu tư những nội dung chất lượng kết hợp cùng những hoạt động trên nền tảng social media,… sẽ cứu website khỏi “án” Sandbox của Google. Nếu thấy bài chia sẻ của AZ SEO hữu ích, đừng quên share cho nhiều người cùng biết nhé!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ LỬA VIỆT

  • Trụ sở : Tầng 9 Tòa nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
  • CN Bình Định: 182 Hai Bà Trưng, TP.Quy Nhơn, Bình Định
  • Hotline : 0902446660
  • Email: Info@azseo.vn